Nguồn ảnh: Reuters

Nguồn ảnh: Reuters

Sau khi kết quả trưng cầu dân ý về việc rời khỏi EU của cư tri Anh được công bố, với gần 52% cử tri ủng hộ, nhiều nhà lãnh đạo châu Âu đã bày tỏ quan điểm về quyết định này.

 

Trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk khẳng định: “Đây là một thời khắc lịch sử nhưng chắc chắn không phải là thời khắc cho những phản ứng kích động. Chúng ta cũng đã chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất”.

Ông Donald Tusk cũng thể hiện quyết tâm duy trì sự đoàn kết trong EU: “Hôm nay, thay mặt cho 27 nhà lãnh đạo tôi có thể nói rằng, chúng tôi quyết tâm duy trì sự đoàn kết của chúng tôi. Tôi cũng bảo đảm rằng sẽ không có khoảng trống quyền lực nào. Cho đến khi Anh chính thức rời khỏi EU, các điều luật của EU sẽ tiếp tục được áp dụng đối với nước Anh và trong lòng nước Anh”.

Trong khi đó, phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết, cuộc trưng cầu dân ý tại Anh là một cuộc sát hạch khó khăn đối với châu Âu. Ông tôn trọng quyết định của Anh rời khỏi EU và các cuộc đàm phán liên quan đến việc rời EU của Anh phải được triển khai nhanh chóng.

Ông Hollande cho rằng, cuộc bỏ phiếu của cử tri Anh đã đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với châu Âu và EU phải chú trọng vào những ưu tiên quan trọng như an ninh và quốc phòng, bảo vệ biên giới và tạo việc làm cũng như củng cố khu vực eurozone.

Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier gọi đây là “ngày buồn đối với châu Âu và Anh” trong khi Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean Marc Ayrault cũng “thấy buồn cho Anh” và “châu Âu sẽ phải củng cố và lấy lại niềm tin của người dân”.

Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble cho biết: “Tôi đã hy vọng về một kết quả khác. Hiện giờ,chúng ta phải hướng về phía trước và giải quyết tình huống này. Tiến trình cho việc rời khỏi EU của một quốc gia thành viên đã được quy định rõ ràng và sẽ được áp dụng. Châu Âu sẽ cùng sát cánh bên nhau”.

Thủ tướng Na Uy Erna Solberg đã gọi cuộc bỏ phiếu là “một dấu hiệu từ các cử tri Anh và nhiều cử tri khác trên toàn châu Âu, những người cảm thấy rằng EU không đưa ra những câu trả lời đủ hiệu quả cho những thách thức hiện nay”.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho rằng: “Brussels phải lắng nghe tiếng nói của người dân, đây là bài học lớn nhất từ quyết định này”. “Châu Âu vững mạnh chỉ khi khối có thể giải quyết được những vấn đề lớn chẳng hạn như vấn đề nhập cư, điều đó sẽ tăng cường sức mạnh cho châu Âu. EU đã không thể đưa ra những giải pháp cho những vấn đề này”.

Thủ tướng Italy Matteo Renzi kêu gọi: “Chúng ta phải thay đổi (Liên hiệp châu Âu) để giúp khối trở nên nhân đạo và công bằng hơn nhưng châu Âu là nhà của chúng ta, là tương lai của chúng ta”.

Quyền Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy nói: “Trong hơn một nửa thế kỷ qua, người dân châu Âu đã xây dựng một không gian tuyệt vời cho hòa bình, tự do và thịnh vượng trong lịch sử loài người. Và bất chấp những bước thụt lùi lớn như Brexit chúng ta phải đối mặt ngày hôm nay, không ai nên nghi ngờ rằng chúng ta sẽ tiếp tục hợp tác để xây dựng tương lai”.

Manfred Weber, người đại diện cho nhóm chính trị của Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Nghị viện châu Âu nói: “Quyết định rời khỏi EU gây ra những thiệt hại lớn cho cả hai bên nhưng trước tiên là đối với Anh, sẽ không có ưu đãi đặc biệt nào cho Anh”.

 

                                                              

                                                       

                                                                   Theonhandan

 

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục