(HBĐT) - Sáng 6/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2018 - 2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019 - 2020. Dự và chỉ đạo hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Vũ Đức Đam, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ. Dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành.



Các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ban, ngành tại điểm cầu của tỉnh. 

Năm học 2018 - 2019, ngành GD&ĐT tiếp tục chú trọng hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những "nút thắt” trong hoạt động đổi mới giáo dục, tạo hành lang pháp lý để các địa phương, cơ sở GD&ĐT thực hiện. Chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp được nâng lên, chuẩn hóa. Chất lượng giáo dục mầm non có nhiều chuyển biến tích cực; chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được quan tâm. Toàn quốc có 99,8% các cơ sở giáo dục mầm non áp dụng đa dạng hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm "lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ. Đến nay, cả nước có 43/63 địa phương triển khai thí điểm hoạt động cho trẻ mầm non là quen với tiếng Anh; 63/63 địa phương triển khai các chương trình ngoại ngữ mới, nổi bật là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, tỉnh Bắc Giang… Chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn ở giáo dục phổ thông được nâng cao. Công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh có bước chuyển biến. Chất lượng giáo dục đại học ngày càng được quan tâm. Việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và trong dạy học được đẩy mạnh. Kiểm định chất lượng giáo dục được triển khai tích cực, hiệu quả. Công tác truyền thông có nhiều đổi mới.

Năm học 2019-2020, ngành GD&ĐT tiếp tục tập trung thực hiện văn bản chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT và hoàn thành các điều kiện để triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020-2021. Triển khai Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua; củng cố công tác thanh tra; triển khai tổ chức hiệu quả Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X, năm 2020. Ngành GD&ĐT đề ra 5 phương hướng chung, 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu, 5 giải pháp cơ bản.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về vấn đề: sắp xếp lại bộ máy ngành GD&ĐT; giải quyết những tồn tại, hạn chế của ngành GD&ĐT; đào tạo sinh viên sư phạm; thực hiện tự chủ đại học; nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn…

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận và đánh giá cao kết quả đạt được của ngành GD&ĐT trong năm học 2018-2019. Về phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm học 2019-2020, Thủ tướng Chính phủ đề nghị: Tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2016-2020; khắc phục và tạo sự chuyển biến căn bản các vấn đề về GDĐT mà xã hội quan tâm, dư luận bức xúc; rà soát, sắp xếp, quy hoạch mạng lưới các cơ sở GDĐT. Đẩy mạnh sắp xếp các trường sư phạm trọng điểm, nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên sư phạm, quan tâm việc bồi dưỡng giáo viên, tiến tới việc địa phương đặt hàng đào tạo các trường sư phạm. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý giáo dục; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên. Tích cực chuẩn bị cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, trước tiên là đối với các trường đại học, từng bước thực hiện mô hình tự chủ.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các địa phương quan tâm bố trí quỹ đất cho giáo dục; giải quyết vấn đề thừa, thiếu giáo viên cục bộ. Lưu ý vấn đề đạo đức nhà giáo để lấy lại niềm tin của xã hội, phụ huynh đối với ngành GD&ĐT; xây dựng thiết chế văn hóa cho các cơ sở giáo dục.


                                                                                         Dương Liễu

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục