(HBĐT) - Sáng 18/12, chúng tôi có mặt tại trường mầm non Đồng Nghê, xã Nánh Nghê (Đà Bắc). Ngoài trời mưa phùn, nhiệt độ xuống 8 độ C, rét tê tái. Nhưng nhiều phụ huynh vẫn đưa con đến trường, một số em nhỏ được bố mẹ quấn trong những chiếc chăn mỏng ôm đến trường. Trong cái rét thấu buốt da thịt, nhiều phụ huynh cho biết ở trường ấm hơn, yên tâm được các cô chăm sóc chu đáo, bố mẹ phải đi làm nên vẫn đưa con đến trường. Đón trẻ từ tay phụ huynh, các cô nhanh chóng đưa trẻ vào lớp, chỉnh lại mũ áo cho ấm, đi thêm tất, lau mặt cho trẻ bằng nước ấm. 


Giáo viên trường mầm non Đồng Nghê, xã Nánh Nghê (Đà Bắc) mặc thêm áo ấm cho học sinh để phòng, chống rét.

Trao đổi với chúng tôi, cô giáo Trần Thị Hồng Dung, Hiệu trưởng trường mầm non Đồng Nghê cho biết: Trường có 17 nhóm lớp với 224 cháu, thì có đến 116 cháu (chiếm 52%) học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo. Điều đặc biệt là hiện có đến gần 30% học sinh của nhà trường đang ở với ông bà, người thân do bố mẹ đi làm xa. Nhiều học sinh mặc rất mỏng manh, không đi tất khi đến trường. Do đó, các cô giáo đã quyên góp mua sẵn một ít tất để trong những ngày rét đậm, rét hại em nào đi học không có tất sẽ tặng các em. Ngoài ra, để chống rét cho học sinh, nhà trường sử dụng bạt quây kín khu vực sân chơi, lớp học, đóng kín các cửa sổ; sử dụng bình nước nóng cho học sinh sử dụng. Thực hiện việc chia cơm sát giờ ăn để các em có cơm, thức ăn nóng.

Hiện nay, các đợt không khí lạnh tăng cường liên tục tràn xuống miền Bắc, khiến nhiệt độ về đêm và sáng giảm sâu. Do đó, Sở GD&ĐT đã tăng cường các hoạt động để phòng, chống rét, đảm bảo sức khỏe cho học sinh. Đồng chí Nguyễn Đức Lương, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Sở GD&ĐT đã chỉ đạo Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố chỉ đạo các trường mầm non, tiểu học, TH&THCS, PTCS, THCS căn cứ dự báo thời tiết của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và thực tế tại địa phương cho học sinh nghỉ học theo đúng quy định. Các cháu mầm non, học sinh tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ dưới 10 độ C. Học sinh THCS nghỉ học khi nhiệt độ dưới 7 độ C. Trong những ngày rét đậm, rét hại, căn cứ điều kiện thời tiết tại mỗi vùng, các trường mầm non, tiểu học, TH&THCS, PTCS, THCS chủ động điều chỉnh thời gian học buổi sáng muộn hơn so với thời gian quy định, để tránh thời tiết giá rét vào thời điểm sáng sớm.
Các nhà trường phải triển khai những biện pháp đảm bảo sức khỏe cho học sinh như kiểm tra, tu sửa cơ sở vật chất, phòng học chống rét. Tăng cường công tác truyền thông, bổ sung cơ số thuốc tại phòng y tế. Phối hợp với cha mẹ học sinh nhắc nhở con em mặc đủ ấm khi đến trường, hạn chế hoạt động ngoài trời. Trong những ngày rét đậm, rét hại, các trường không được yêu cầu học sinh mặc đồng phục. Đối với những trường có tổ chức ăn bán trú, cần đặc biệt quan tâm chăm sóc sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh cho học sinh, đảm bảo đủ chất cho mỗi suất ăn, chế độ ăn hợp lý. Cơm, thức ăn, nước uống đảm bảo nóng sốt, chỗ nghỉ trưa ấm áp. Các trường mầm non cần bố trí lớp học kín gió, đảm bảo ấm áp cho trẻ, có nước ấm để chăm sóc, phục vụ nhu cầu của trẻ.

Sở GD&ĐT cũng yêu cầu các trường cho phép học sinh nghỉ học từ 3 ngày trở lên phải báo cáo Phòng GD&ĐT bằng văn bản, kèm theo kế hoạch dạy bù để đảm bảo kế hoạch thời gian năm học. Không được dạy dồn tiết hoặc rút ngắn chương trình. Đối với các trường PT DTNT THCS, PT DTNT THCS&THPT căn cứ vào dự báo thời tiết của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và thực tế tại địa phương, các nhà trường cho phép học sinh nghỉ học theo đúng quy định. Có những biện pháp đảm bảo sức khỏe cho học sinh trên lớp học cũng như tại khu nội trú, như kiểm tra tu sửa cơ sở vật chất; tăng cường công tác truyền thông, bổ sung cơ số thuốc tại phòng y tế; phối hợp cha mẹ học sinh tăng cường áo ấm, chăn ấm cho học sinh học tập và sinh hoạt tại trường, hạn chế các hoạt động ngoài trời. Trong những ngày rét đậm không yêu cầu học sinh mặc đồng phục; quan tâm chăm sóc sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo đủ chất cho mỗi suất ăn, chế độ ăn hợp lý, đồ ăn, nước uống đảm bảo nóng sốt.

Dương Liễu

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục