Để chuẩn bị tổ chức đợt 2 Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2021, cần có sự phối hợp chặt chẽ với các địa phương, có đầu mối cụ thể cho từng khâu và lường trước mọi tình huống có thể xảy đến.



Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt cho thí sinh khi đến dự thi. Ảnh minh họa: Minh Quyết/TTXVN

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 21/7, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh khẳng định: Để chuẩn bị tổ chức đợt 2 Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2021, cần có sự phối hợp chặt chẽ với các địa phương, có đầu mối cụ thể cho từng khâu và lường trước mọi tình huống có thể xảy đến; tuyệt đối không được chủ quan trong bất kỳ khâu nào của kỳ thi, nhất là việc phòng, chống dịch bệnh.

Theo Thứ trưởng, yếu tố an toàn cho thí sinh, cho cán bộ làm thi, cho các điểm thi phải được đặt lên hàng đầu, song không được coi nhẹ yếu tố nghiêm túc, chất lượng của kỳ thi. Trong đó, đặc biệt lưu ý tới sự công bằng giữa hai đợt thi và đảm bảo quyền lợi cao nhất cho mọi thí sinh.

Đối với các đoàn thanh tra, kiểm tra đợt 2 Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2021, Thứ trưởng Ngô Thị Minh yêu cầu, cần có các biện pháp và phương án cụ thể đảm bảo an toàn cho từng đoàn công tác.

Thứ trưởng đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát huy vai trò tham mưu cho lãnh đạo Bộ, từ đó kịp thời có các điều hành đúng và trúng trong hoạt động của ngành, đảm bảo hai mục tiêu song hành là chất lượng giáo dục và an toàn phòng, chống dịch bệnh.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh chia sẻ: Dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, số ca nhiễm ghi nhận trong ngày lên tới hàng nghìn trường hợp. Do đó, toàn ngành Giáo dục phải tập trung cao độ, không được chủ quan trong công tác phòng, chống dịch nhưng phải bình tĩnh, không gây hoang mang cho học sinh, giáo viên.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Bộ Giáo dục và Đào tạo, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến việc tổ chức dạy học và hoàn thành chương trình năm học 2020-2021. Nhiều khoảng thời gian trong năm học, học sinh phải tạm dừng việc học trực tiếp trên lớp và chuyển sang hình thức học trực tuyến. Nhiều trường học đã phải hoàn thành năm học 2020-2021 muộn so với kế hoạch do đợt dịch lần thứ tư diễn ra đúng vào thời gian thi học kỳ 2. Kế hoạch tuyển sinh đầu cấp của nhiều địa phương phải thay đổi.
Trước diễn biến dịch bệnh phức tạp, các cơ sở giáo dục trong cả nước đã nghiêm túc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Các Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế để tổ chức truy vết các trường hợp F1, F2… và hướng dẫn học sinh, sinh viên, giáo viên khai báo y tế theo đúng quy định. Số trường học thường xuyên cập nhật thông tin trên ứng dụng phần mềm An toàn COVID-19 theo yêu cầu tối thiểu 2 lần/tuần tính đến ngày 19/7/2021 đạt 84,7%.

Cả nước có 150 cơ sở giáo dục đại học chuyển hình thức giảng dạy từ trực tiếp sang trực tuyến để phòng, chống dịch. Một số cơ sở giáo dục đại học thuộc khối ngành sức khỏe đã bố trí giảng viên, sinh viên tình nguyện vào hỗ trợ vùng dịch.

Mặc dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, song đợt 1 của Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2021 đã được tổ chức nghiêm túc với số thí sinh dự thi đạt hơn 96% tổng số thí sinh đăng ký dự thi. Trước, trong và sau đợt 1 của Kỳ thi, các Hội đồng thi trong cả nước đã thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và triển khai các phương án dự phòng nên đã xử lý kịp thời các tình huống bất thường.

                             Theo Baotintuc

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục