Hà Nội đang trong những ngày thực hiện Chỉ thị số 17 giãn cách xã hội để phòng chống COVID-19. Nhiều sinh viên, lưu học sinh ở ký túc xá không kịp về quê, không việc làm... Hiểu được điều này, một số trường đại học đã kịp thời hỗ trợ lương thực, chi phí để giúp sinh viên vượt qua thời điểm khó khăn.

Hiện nay, nhiều trường đại học tại Hà Nội vẫn còn sinh viên chưa kịp về quê hay lưu học sinh vẫn ở trong ký túc xá. Theo đại diện Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), một số sinh viên bộ môn Nhật bản học gặp khó khăn vì không về quê kịp hoặc không có việc làm. Để giảm bớt một phần khó khăn cho những sinh viên này, các thầy cô trong bộ môn đã chuyển tới cho 21 sinh viên một khoản hỗ trợ.  

Các giảng viên của bộ môn đồng thời cũng gửi tới sinh viên lời động viên: "Chúng tôi hy vọng những sẻ chia này cùng với hỗ trợ của các đơn vị, tổ chức khác sẽ giúp các em đảm bảo sức khoẻ, an toàn vượt qua đợt dịch căng thẳng".  


Sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải nhận.
Ban giám hiệu Trường Đại học Giao thông vận tải cũng nhanh chóng nắm bắt tình hình về cuộc sống của các sinh viên thông qua việc hỗ trợ nhu yếu phẩm cần thiết, phục vụ trực tiếp cho sinh hoạt hàng ngày của các em, để chia sẻ những thiếu thốn trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

Còn tại Trường Đại học Ngoại thương, Ban giám hiệu nhà trường vừa đưa ra các chính sách hỗ trợ sinh viên hệ đại học chính quy các khóa từ K59 trở về trước, đang học tập tại trường (xét theo năm học 2021 - 2022) trong mùa dịch bệnh COVID-19. Cụ thể, nhà trường đưa ra các nhóm giải pháp về hỗ trợ học phí như không tăng học phí đại học chính quy áp dụng cho năm học 2021 - 2022. Đây là năm thứ hai liên tiếp nhà trường không tăng học phí, mặc dù theo đề án đã được Chính phủ phê duyệt, lộ trình tăng học phí mỗi năm khoảng 7 - 10%; đồng thời, nhà trường hỗ trợ số tiền tương đương 7% học phí phải nộp học kỳ 1 năm học 2021 - 2022 đối với sinh viên đại học chính quy.

Trường Đại học Ngoại thương cũng hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19. Các mức hỗ trợ tương đương 100%, 70%, 50%, 30% học phí, căn cứ theo hồ sơ và các minh chứng, xác nhận (sinh viên nộp hồ sơ theo thông báo cụ thể của nhà trường). Ngoài ra, trường hỗ trợ sinh viên bằng hình thức cho vay vốn tín dụng thông qua Quỹ học bổng FTU-Mabuchi với lãi suất cho vay là 0% trong thời gian học tập...


                      Theo Baotintuc

Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục