(HBĐT) - Năm học 2021 - 2022 đã bắt đầu, thị trường sách giáo khoa (SGK), sách tham khảo cũng trở nên sôi động. Tình trạng sách lậu, sách giả trôi nổi trên thị trường là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng, đặc biệt khi các địa phương trong tỉnh vẫn đang chịu tác động của dịch Covid-19.



Người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn mua sách cho con em tại Công ty CP sách và thiết bị trường học Hòa Bình.

Tại các cơ sở kinh doanh, siêu thị sách trên địa bàn tỉnh, các mặt hàng phục vụ cho năm học mới khá đa dạng về mẫu mã, chủng loại, giá cả, phù hợp với nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Chị Nguyễn Mai Phương, tổ 9, phường Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình) cho biết: Năm học này là năm học đầu tiên trong bậc học của con trai tôi, vì thế việc lựa chọn sách, vở, đồ dùng học tập được tôi quan tâm hàng đầu. Tôi ưu tiên lựa chọn những loại vở tập viết, đồ dùng học tập được sản xuất tại Việt Nam với những thương hiệu quen thuộc, gần gũi, phù hợp với nhiều đối tượng học sinh như: Hồng Hà, Thiên Long… Bên cạnh đó, tôi cũng thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để được tư vấn khi mua online các sản phẩm bổ trợ cho việc học của con, hạn chế việc mua phải hàng trôi nổi, kém chất lượng.

Toàn tỉnh hiện có 28 cơ sở kinh doanh đồ dùng, thiết bị giáo dục và SGK. Trong năm học này, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa gặp khó khăn. Song các cơ sở cơ kinh doanh vẫn nỗ lực chủ động nguồn hàng, đảm bảo đáp ứng đủ số lượng, chất lượng các sản phẩm phục vụ học tập. Theo ghi nhận từ Công ty CP sách và thiết bị trường học Hòa Bình, SGK tái bản năm nay được bán theo giá niêm yết, không biến động nhiều so với năm trước. Tuy nhiên, giá SGK lớp 2 và lớp 6 theo chương trình mới lại tăng đáng kể, khoảng 45 - 50% so với năm trước. Nguyên nhân do khổ sách, số cuốn, số màu in các cuốn sách trong bộ sách mới đều cao hơn bộ sách cũ. Ngoài ra, giá các thiết bị, dụng cụ, đồ dùng học tập như giấy, vở viết… cũng tăng từ 15 - 20%. Để cùng đồng hành với các đơn vị giáo dục, trường học trong mùa dịch, một số cơ sở kinh doanh, siêu thị sách lớn sẵn sàng giao hàng, cung cấp sản phẩm, thiết bị giáo dục đến tận nơi khi các đơn vị có nhu cầu bổ sung thêm.

Nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, ổn định thị trường, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã có văn bản yêu cầu Cục Quản lý thị trường (QLTT) các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, kiểm soát mặt hàng sách giáo dục trước thềm năm học mới. Theo đó, từ đầu tháng 8 đến nay, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh SGK và đồ dùng học tập nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định đối với các cơ sở kinh doanh  vi phạm.

Đồng chí Hoàng Đức Trường, Phó cục trưởng Cục QLTT tỉnh cho biết: Qua các đợt kiểm tra cho thấy, các cơ sở kinh doanh, siêu thị sách ở các địa phương đều chấp hành tốt quy định của pháp luật. Mặt hàng phục vụ học tập được bán đúng giá niêm yết, có đầy đủ chứng từ, hóa đơn hợp pháp. Lực lượng chức năng cũng không phát hiện cơ sở tự ý tăng giá sản phẩm để trục lợi bất chính trong tình hình dịch như hiện nay. Để ngăn ngừa sách lậu lọt vào trong trường học, các bậc phụ huynh, học sinh nên đăng ký mua SGK tại nhà trường; nếu có nhu cầu mua đồ dùng, dụng cụ học tập cần đến cơ sở uy tín để trực tiếp lựa chọn. Trong trường hợp mua bán qua mạng, cần tìm hiểu rõ nguồn gốc sản phẩm, đơn vị bán hàng để tránh "tiền mất tật mang”.

Trong tình hình dịch Covid-19 như hiện nay, hành vi vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng ngày càng tinh vi, phức tạp, xảy ra ở nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực giáo dục, người tiêu dùng cần nâng cao ý thức tự bảo vệ mình; tìm hiểu kỹ thông tin, nắm rõ các quy định của pháp luật để lựa chọn, mua sắm, sử dụng những sản phẩm, hàng hoá bảo đảm chất lượng để tránh bị thiệt hại về kinh tế.

Thu Hằng

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục