Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến ngày 25/10, cả nước có 23 tỉnh, thành phố cho học sinh đi học trực tiếp; 15 tỉnh, thành phố kết hợp dạy học trực tiếp với trực tuyến và học qua truyền hình; 25 tỉnh, thành phố vẫn tiếp tục dạy học trực tuyến và qua truyền hình.




Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Hàm Nghi (thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) đi học trực tiếp trở lại, ngày 21/10/2021. Ảnh: Thanh Thủy/TTXVN
Cụ thể, 23 tỉnh, thành phố dạy học trực tiếp gồm: Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hải Phòng, Hòa Bình, Kon Tum, Lai Châu, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Sơn La và Lạng Sơn.

15 địa phương kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình, gồm: Bà Rịa – Vũng Tàu, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Phú Thọ, Thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre, Bắc Ninh, Lâm Đồng, Nghệ An, Hải Dương, Bình Định, Quảng Trị và Đắk Nông.

Các tỉnh, thành phố đang tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình, gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bình Thuận, Bình Dương, Bình Phước, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hà Nội, Hậu Giang, Hưng Yên, Kiên Giang, Long An, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hà Nam, Cà Mau và Gia Lai.

Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo rà soát các điều kiện để tổ chức cho học sinh tới lớp học trực tiếp. Các địa phương căn cứ phân loại đánh giá, xác định cấp độ dịch theo từng địa bàn cấp phường - xã, cấp quận - huyện, cấp tỉnh - thành phố để quyết định tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên cho phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh tại từng địa bàn, theo nguyên tắc khu vực nào kiểm soát được dịch sẽ cho học sinh trở lại trường, không đợi toàn bộ tỉnh, thành phố hoàn toàn kiểm soát mới cho học sinh trở lại học tập.

Tuy nhiên, hiện nay, nhiều tỉnh, thành phố vẫn đang cân nhắc các yếu tố nguy cơ nên chưa quyết định chính xác thời gian cho học sinh đi học trực tiếp trở lại.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo ngành Giáo dục các địa phương chủ động, sẵn sàng phối hợp tổ chức tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho học sinh. Tới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thảo luận kỹ với Bộ Y tế để có hướng dẫn thực hiện cụ thể. Trong đó, Bộ đề nghị các cơ sở giáo dục thực hiện tốt việc tuyên truyền, vận động cha mẹ, người giám hộ của học sinh thấy rõ được tác dụng tích cực của công tác tiêm chủng trong phòng, chống dịch COVID-19 cũng như đảm bảo an toàn cho học sinh khi đến trường, từ đó, đồng ý cho học sinh được tiêm chủng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các cơ sở giáo dục rà soát, lập danh sách học sinh; phối hợp với ngành Y tế địa phương tổ chức tiêm chủng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về tiêm chủng của học sinh. Trong trường hợp nếu thực hiện tiêm chủng ở trường học thì các cơ sở giáo dục sẽ phối hợp, chuẩn bị các điều kiện cần thiết, cùng với ngành Y tế để tổ chức tốt các điểm tiêm cho học sinh theo kế hoạch của ngành Y tế.


                                      Theo Baotintuc

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục