Xã hội đang khát nguồn nhân lực cao trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ

Xã hội đang khát nguồn nhân lực cao trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ

Mùa tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2010 cho thấy khối ngành kinh tế đang hấp dẫn thí sinh, còn khối ngành kỹ thuật, nông - lâm - ngư nghiệp vẫn èo uột khi người học ngày càng ít dần. Tuy nhiên, liệu 4 năm sau, khi tốt nghiệp ra trường, những ngành đang hấp dẫn có còn sức hút hay sẽ bị khủng hoảng thừa?

  • Nghịch lý

Trong tổng số 24.522 hồ sơ nộp về Văn phòng Tuyển sinh Bộ GD-ĐT phía Nam, có đến hơn 50% hồ sơ dồn về ngành kinh tế, công nghệ, còn các ngành thuộc khối kỹ thuật chiếm chưa tới 5% hồ sơ.

Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, khối ngành đào tạo chủ lực của trường là các ngành kỹ thuật, cơ khí nhưng năm nay số lượng thí sinh đăng ký có sự thay đổi lớn khi các ngành này chưa vượt qua nổi con số 40 hồ sơ/ngành.

Trong 1.058 hồ sơ thí sinh nộp trực tiếp tại Văn phòng Bộ GD-ĐT ở TPHCM, ngành kỹ thuật điện tử có 29 hồ sơ, cơ khí 26, công nghệ kỹ thuật điện 33, khoa học môi trường 30… Các ngành quản trị kinh doanh, công nghệ thực phẩm, tài chính ngân hàng trên 140 hồ sơ. Bên cạnh đó, nếu tính luôn hơn 2.500 hồ sơ nộp tại trường thì hồ sơ vào các ngành kỹ thuật cũng chỉ khoảng một nửa so với các ngành đang được cho là thời thượng như kinh tế.

Ngay cả trường có tên tuổi vào loại bậc nhất của cả nước về đào tạo những ngành kỹ thuật như Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TPHCM) cũng không đủ sức để hút thí sinh. Nếu so về mặt số lượng, hồ sơ của trường này chưa chen nổi vào tốp 10 trường có số hồ sơ cao nhất (theo thống kê của Văn phòng tuyển sinh Bộ GD-ĐT phía Nam). Nếu tính theo tỷ lệ hồ sơ nộp vào từng ngành cũng không khá hơn so với các trường có đào tạo khối ngành này như: ngành công nghệ thông tin 31 hồ sơ, kỹ thuật vật liệu 12, vật lý kỹ thuật 25…

Càng heo hút hơn khi Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, trường đào tạo giáo viên kỹ thuật duy nhất của phía Nam, hệ giáo viên kỹ thuật không có ngành nào quá 4 hồ sơ. Ở hệ đào tạo cử nhân, các ngành kỹ thuật công nghiệp 3 hồ sơ, công nghệ kỹ thuật máy tính 6 hồ sơ…

Với Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, dù những năm gần đây luôn dẫn đầu cả nước về trường có hồ sơ đăng ký dự thi nhưng thí sinh cũng không mấy mặn mà với các ngành cơ khí. Thống kê sơ bộ, kỳ tuyển sinh năm nay, những ngành tiếp tục “khát” hồ sơ như ngành cơ khí nông lâm chỉ vỏn vẹn 4 hồ sơ, công nghệ kỹ thuật ô tô 7 hồ sơ. Tương tự, một số ngành nông - lâm - ngư nghiệp như chăn nuôi, thú y, bảo vệ thực vật, chế biến bảo quản nông sản… tại các trường như ĐH Tây Nguyên, ĐH Nông Lâm Thái Nguyên, ĐH Lâm nghiệp hồ sơ đăng ký năm nay cũng sụt giảm đáng kể.

Trong hơn 100.000 hồ sơ của 151 trường THPT nộp về Sở GD-ĐT TPHCM năm nay cũng có sự thay đổi lớn đó là các trường thuộc khối kỹ thuật lẫn các trường thành viên của ĐH Quốc gia TPHCM hồ sơ sụt giảm mạnh. Ngược lại, những trường thuộc nhóm kinh tế- tài chính – ngân hàng lại “bội thực” hồ sơ.

  • Hướng nghiệp yếu

Thực tế cho thấy, muốn giảm nghịch lý nói trên trước tiên là làm tốt công tác hướng nghiệp ở bậc phổ thông, đồng thời, các trung tâm dự báo nguồn nhân lực quốc gia, kết hợp với các bộ ngành để hoạch định kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho cả nước và từng vùng miền nên nhanh chóng được thành lập. 

10 ngành nghề có nhu cầu cao nhất thế kỷ 21

Kết quả nghiên cứu mang tên “Nhân lực 21” quy tụ nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực lao động – việc làm của Singapore và quốc tế đã chọn ra 10 lĩnh vực ngành, nghề có nhu cầu cao trong thế kỷ 21. Bao gồm: 1- Công nghệ sinh học, 2- Kỹ thuật điện – điện tử – hóa chất, 3- Công nghệ thông tin, 4- Công nhân kỹ thuật lành nghề, 5- Marketing, 6- Quản lý nhân sự, 7- An ninh quốc phòng, 8- Giáo viên, 9- Dịch vụ nhỏ, 10- Chuyên gia tư vấn tâm lý – sức khỏe. 

Theo TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, xu thế học sinh chọn ngành của nước ta hiện nay rất giống với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực cách đây nhiều năm. Điều này cũng phản ánh quy luật cung cầu, hễ xã hội có nhu cầu thì người học cứ theo học. Tuy nhiên, điều mà thí sinh không để ý là liệu ngành thí sinh đang chọn ở thời điểm này đang rất “nóng” nhưng lúc ra trường, khoảng 4 – 5 năm sau, ngành các em đang học nhu cầu có còn cao hay sẽ bão hòa.

Điều này không phải lỗi ở thí sinh mà chính là lỗi của ngành giáo dục, công tác hướng nghiệp bị bỏ trống hoặc có cũng chỉ làm qua loa. Đơn giản như việc tư vấn về các ngành kỹ thuật, thầy cô chỉ thông tin cho các em về nghề nghiệp chỉ xoay quanh cái kìm với sợi dây điện là hết. Còn với những người học kinh tế là ông này, bà nọ… nên các em rất thích. Tuy nhiên, thực tế để làm tốt công tác hướng nghiệp không phải là chuyện một sớm một chiều.

TS Nguyễn Thanh Nam, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TPHCM) chia sẻ: Thực tế công tác hướng nghiệp để học sinh phổ thông tiếp cận được với các trang thiết bị, phòng thí nghiệm, phòng thực hành… là rất khó. Việc không biết rõ về ngành nghề thì làm sao chọn nghề cho đúng. Một khi chọn nghề không theo sở thích, không yêu nghề thì chắc chắn không bao giờ các em học tốt được...

Một nghịch lý đáng nói hơn trong khi nhân lực ngành nông nghiệp nước ta có đến gần 98% chưa qua đào tạo (20,7 triệu người), lao động có trình độ ĐH-CĐ chỉ chiếm 0,22% nhưng thực tế lại rất hiếm người theo học những ngành này. Nguyên nhân của tình trạng “cung” lệch “cầu” quá xa này nằm ở chỗ chúng ta chưa nắm được nhu cầu nguồn nhân lực nông lâm nghiệp, cơ cấu ngành nghề, đồng thời chưa dự báo được thị trường nguồn nhân lực nông lâm nghiệp, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao

 

                                                                                Theo SGGP

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục