Ngồi trên giảng đường mà lòng canh cánh nỗi lo học phí tăng cao.

Ngồi trên giảng đường mà lòng canh cánh nỗi lo học phí tăng cao.

Hà Nội có một số trường ĐH thuộc top đầu, thu hút sinh viên được Bộ GDĐT cho phép mở thêm hệ đào tạo ngoài ngân sách (NNS), được coi như chiếc "phao cứu sinh" cho những ai theo đuổi giấc mơ học tại những trường mà mình yêu thích, nhưng thiếu 0,5 - 1 điểm chuẩn vào trường.

 

Tuy nhiên, sau một, hai học kỳ, sinh viên (SV) mới thấy "thấm" nhiều thiệt thòi, bởi mức học phí cao gấp 3 - 4, thậm chí gấp 5 lần hệ chính quy và học phí năm sau lại cao hơn năm trước.

Học phí leo thang, sinh viên hoang mang

Với SV hệ NNS Trường ĐHKTQD, vấn đề làm họ bàn tán nhiều nhất và càng bàn càng “không biết, không hiểu” chính là vấn đề học phí. Không có một thông báo chính thức nào bằng văn bản từ đầu về mức thu cho từng học kỳ, SV chỉ biết “nộp và học”, rồi lại được biết “sẽ tăng nữa”.

Nhiều SV cầm tiền đi nộp mà ngơ ngác khi học phí cao gấp 5 lần so với hệ chính quy (vào loại cao nhất Hà Nội) và leo thang chóng mặt qua các kỳ học.

Học kỳ vừa qua, hệ chính quy đóng 55.000 đồng/tín chỉ, thì hệ NNS phải đóng 275.000 đồng/tín chỉ.

Học càng nhiều tín chỉ (tối thiểu 20, tối đa 35 tín chỉ) thì số lượng tiền học càng đội lên nặng nề. Đó là chưa kể đến việc phải học lại, thi lại.

Bác Hoàng Dũng (Thanh Hoá), đi đóng học phí cho cháu ruột đang học năm thứ nhất khoa Marketing cũng bất ngờ với số tiền học phải đóng kỳ này.

Bác kể: “Đầu năm, tôi thấy nhà trường thu 5,5 triệu đồng. Nhưng nay không hiểu sao học phí của cháu tôi lên tới gần 10 triệu”.

Theo tìm hiểu của PV, học kỳ đầu, SV phải đóng 1,1 triệu/tháng  5 tháng = 5,5 triệu đồng. Sau đó, khi vào học, kỳ đầu mỗi SV học 24 tín chỉ thì phải đóng thêm 1,1 triệu nữa thành 6,6 triệu đồng. Nếu học tối đa 35 tín chỉ thì mức học phí phải đóng là 35 275.000 = 9.625.000 đồng.

Sinh viên Bùi Phương Ngân - lớp Đầu tư K50 - bày tỏ: “Có những bạn đã tính đến chuyện nghỉ học vì bố mẹ làm nông nghiệp, không theo kịp. Bây giờ gần như đâm lao phải theo lao.

Hơn nữa, nếu nói học phí cao tương xứng với chất lượng đào tạo thì chưa chắc. Theo các SV, họ cũng đã có buổi đối thoại với ban giám hiệu, nhưng các thầy đều nói: “Phải chấp nhận nếu đã chọn học ở đây”.

Mỗi nơi thu một kiểu


Hiện tại, chưa có quy định cụ thể, rõ ràng về mức thu ứng với chương trình đào tạo nên học phí hệ NNS mỗi trường một kiểu, dao động từ 5-9 triệu đồng/kỳ, tuỳ vào khối lượng học tập trong kỳ đó.

Trường ĐH Ngoại thương - một trong những trường ĐH có điểm chuẩn đầu vào cao nhất cả nước cũng mở thêm hệ đào tạo ngoài ngân sách với mức học phí kỳ vừa qua là 250.000 đồng/tín chỉ.

Ngoài ra, trường còn có thêm hệ chất lượng cao dành cho những SV muốn vào học, nhưng thiếu điểm chuẩn vào khoa đã đăng ký (SV phải thi thêm tiếng Anh TOEIC đạt 600 điểm trở lên), và học phí cũng ở mức cao là 230.000 đồng/tín chỉ.

Trong khi đó, học phí hệ NNS của học viện Ngân hàng là 220.000 đồng/tín chỉ. Tiến sĩ Trần Mạnh Dũng - Trưởng phòng Đào tạo NHÀ TRƯỜNG - cho biết: “Mục đích của việc mở thêm hệ NNS là đào tạo theo nhu cầu của người học. Khi hệ chính quy được Nhà nước hỗ trợ đã hết mà nếu nhu cầu vẫn còn thì nhà trường mở thêm với điều kiện các em phải tự đóng góp”.

Trước tình trạng mỗi nơi thu một kiểu và có sự chênh lệch đáng kể, TS Trần Mạnh Dũng cho rằng, nguyên nhân là do mỗi trường có chi phí đào tạo khác nhau, quan điểm đào tạo khác nhau.

Thực tế, câu hỏi quan trọng hơn mà sinh viên đang đợi được giải đáp: Tại sao không có những quy định về học phí ngay từ đầu khi nhập học?

Thiết nghĩ, Bộ GDĐT cũng nên tìm hiểu mức học phí của hệ NNS ở các trường, đưa ra một mức trần học phí cho hệ đào tạo này, yêu cầu các trường có thông báo chính thức bằng văn bản tới SV trước khi nhập học để họ có những lựa chọn thích hợp nhất cho mình.

 

                                                                 Theo LĐ

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục