Những ngày giữa tháng 5, chúng tôi đến xã vùng cao Suối Giàng (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái), được chứng kiến một “kỳ tích” trong việc bà con dân tộc thiểu số nơi đây tự thành lập quỹ khuyến học, khuyến khích được 100% con em tới trường.

 

Suối Giàng là địa bàn đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái, với gần 100% dân số là người Mông sinh sống. Bao nhiêu đời vật lộn với cái đói, cái nghèo, giờ đây, người dân dòng họ Giàng trong xã đã nhận thức được rằng, chỉ có học cái chữ thì mới biết cách làm kinh tế, mới xóa được cảnh đói nghèo. Vậy là, những người uy tín của họ Giàng đến tận nhà để tuyên truyền, vận động các gia đình cho con em đến trường. Đối với con em các gia đình khó khăn, họ Giàng trích từ quỹ khuyến học, hỗ trợ thêm gạo và 50 nghìn đồng trở lên/người. Bên cạnh đó, dòng họ Giàng đặt ra quy định, nếu gia đình nào không cho con đi học hoặc để con bỏ học sẽ bị phạt từ 100.000 đến 500.000 đồng.  

Từ khi có quỹ khuyến học, 100% gia đình người Mông ở Suối Giàng đã tích cực cho con em tới trường.

Từ mô hình khuyến học của dòng họ Giàng, Hội Khuyến học xã Suối Giàng cùng các chi hội khuyến học thôn, bản, trường học được thành lập. Dòng họ Giàng với truyền thống hiếu học và khuyến học, khuyến tài đã tích cực hưởng ứng, đóng góp công sức trong phong trào xã hội hóa giáo dục, vận động con em trong độ tuổi đến trường. Dòng họ đã vận động các con cháu từ 18 đến 35 tuổi đi học các lớp xóa mù chữ, bổ túc tiểu học, bổ túc trung học cơ sở. Dòng họ Giàng còn tự nguyện đóng góp tiền mặt, vật liệu và ngày công lao động, cùng nhân dân trong xã xây dựng hai ngôi nhà khung gỗ 8 gian, một nhà khung gỗ 3 gian làm bếp ăn tập thể cho học sinh bán trú của trường tiểu học và trung học cơ sở.

Tính đến cuối năm 2009, dòng họ Giàng có 10 người đã và đang theo học đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, chiếm 66% số người trong xã theo học các trường chuyên nghiệp. Hiện nay, nhiều con em của dòng họ đang công tác và có đóng góp quan trọng với địa phương.

 

                                                                                   Theo DanTri

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục