Có nơi mức học phí tăng gấp đôi (ảnh minh họa).

Có nơi mức học phí tăng gấp đôi (ảnh minh họa).

Hiện nay, đã có 20/63 tỉnh, thành cho biết, sẽ áp dụng mức học phí mới ngay từ đầu năm học 2010 - 2011. Tại Hội nghị bàn phương hướng năm học mới được Bộ GDĐT tổ chức trong 2 ngày 29 và 30.7, theo lãnh đạo nhiều sở GDĐT địa phương thì mức học phí sẽ điều chỉnh theo hướng tăng, cao nhất là gấp đôi so với năm học trước.

Giám đốc Sở GDĐT Đồng Tháp - ông Nguyễn Hoàng Nhi - cho biết, đã trình HĐND mức học phí mới và đã được thông qua. Năm học tới, học phí của Đồng Tháp sẽ ở mức thấp nhất của khung học phí mới, vì nếu đưa lên cao quá học sinh sẽ bỏ học, nhất là đối với giáo dục mầm non. Sở GDĐT Cần Thơ cũng sẽ áp dụng mức tăng học phí ngay từ đầu năm học, với mức cao hơn từ 1,5 - 2 lần năm học trước tùy theo mỗi bậc học.

Theo đó, mức đóng ở mầm non cao nhất là 60.000 đồng/tháng; THPT 50.000 đồng/tháng. Ông Nguyễn Văn Tá - Giám đốc Sở GDĐT Phú Yên - thì cho biết, mức học phí mới của địa phương được điều chỉnh ở khoảng giữa của khung học phí mới do Chính phủ ban hành, cao nhất là 100.000 đồng/tháng ở bậc THPT. Các địa phương dự kiến thu học phí mới ngay từ đầu năm học còn có Bình Định, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Vĩnh Long,...

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều địa phương đầu năm học này sẽ thu theo mức cũ. Ông Vũ Thế Hào - Giám đốc Sở GDĐT Hà Tĩnh - cho biết sở đã trình HĐND mức học phí mới, tuy nhiên hiện chưa thông qua. Theo ông Hào, trước đây mức học phí thấp sát sàn trong khung học phí, mức học phí mới dự kiến tăng gấp đôi so với trước. Nếu được thông qua, sẽ áp dụng từ học kỳ 2.

Hiện nay, mức học phí thấp nhất là 10.000 đồng/tháng đối với mầm non tại các vùng khó khăn, THPT công lập cao nhất từ 50 – 80 nghìn đồng/tháng. Còn đối với Hà Nội, sau khi hoãn việc trình đề án học phí mới tại kỳ họp HĐND thành phố vào giữa tháng 7 vừa qua thì hiện nay, theo Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội Nguyễn Hữu Độ cho biết, đề án này đang tiếp tục được điều chỉnh cho phù hợp hơn. Dự kiến sở sẽ trình đề án tại kỳ họp tới của HĐND thành phố, nếu được thông qua sẽ áp dụng từ học kỳ II. Ông Huỳnh Công Minh - Giám đốc Sở GDĐT TPHCM - thì cho biết, học kỳ I tới đây thành phố vẫn áp dụng mức học phí cũ, đồng thời tiếp tục nghiên cứu xây dựng học phí mới và sẽ áp dụng vào thời điểm hợp lý.

Về vấn đề “nóng” này, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân lưu ý, chậm nhất là tháng 12 năm nay các địa phương còn lại phải thực hiện xong nhiệm vụ điều chỉnh học phí theo nghị định của Chính phủ. Ông Nhân nhấn mạnh, học phí mới phải thực hiện trên cơ sở huy động sự đóng góp của người dân và tuyệt đối không gây quá tải. Bên cạnh đó, ông Nhân cũng yêu cầu các địa phương năm nay phải quyết liệt chấn chỉnh việc lạm thu. Đối với bậc tiểu học, theo quy định được miễn học phí thì ngân sách địa phương phải cân đối lại để đảm bảo đủ kinh phí hoạt động, tuyệt đối không để các trường tự ý đề ra các khoản thu.

Khung học phí của giáo dục mầm non và phổ thông đại trà năm học 2010 – 2011 do Chính phủ ban hành: Khu vực thành thị từ 40.000 - 200.000 đồng/học sinh/tháng; nông thôn từ 20.000 - 80.000 đồng/học sinh/tháng; miền núi từ 5.000 - 40.000 đồng/học sinh/tháng.

 

 

                                                     Theo Báo LĐ

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục