Sáng ngày 21- 10 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình – Hà Nội đã diễn ra Đại hội thi đua yêu nước ngành giáo dục lần thứ V – năm 2010. Tham dự có đồng chí Tô Huy Rứa , Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.

 

Trong 5 năm qua, ngành GDĐT đã nỗ lực tạo nên những bước phát triển về quy mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục trong việc thực hiện tốt Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010. Từ phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung: Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; Nói không với đào tạo không đạt chuẩn và không đáp ứng nhu cầu xã hội”; cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã tạo nên những đột phá trong công tác thi đua của ngành, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần vào những thành tựu phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.

Tính từ tháng 9 năm 2005 đến nay, toàn ngành đã có 40 tập thể, 5 cá nhân được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng cho 3 tập thể, Huân chương Hồ Chí Minh cho 18 tập thể và 2 cá nhân, Huân chương Độc lập cho 141 tập thể 50 cá nhân; 321 nhà giáo được công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc.

Tại Đại hội, nhiều tham luận đã gây ấn tượng mạnh mẽ về nghị lực vượt khó, quyết tâm và khao khát công hiến. Đó là em Trần Thị Thanh Trúc, học sinh lớp 10 Trường THPT Lê Anh Xuân, tỉnh Bến Tre. Khi Trúc tròn một tuổi, mẹ đau nặng, cha phải chạy vạy kiếm tiền vừa lo chữa bệnh cho mẹ, vừa lo cuộc sống gia đình. Lên bốn tuổi, Trúc đã phải thay cha chăm sóc mẹ, cơm không đủ no, nhưng Trúc vẫn nỗ lực vượt khó vươn lên. Được các thầy cô giáo giúp đỡ, sự hỗ trợ từ cộng đồng và với nghị lực của mình, Trúc đã cố gắng học tập tốt và luôn ước mơ về một ngày mai tươi sáng.

Sinh viên Đinh Anh Minh, Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh với thành tích Huy chương Vàng Olympic Vật lý Quốc tế năm 2010 tâm sự: Nghị lực của bản thân là sự kết hợp giữa lao động miệt mài với một ước mơ cháy bỏng, vươn lên làm chủ tri thức, làm giàu cho đất nước trong đó có bản thân mình, gia đình mình. “Tương lai sẽ thuộc về mình tất cả, nếu mình phấn đấu không mệt mỏi cho tương lai ấy.”- Anh Minh nói.

Đến từ Tây Nguyên có nhà giáo Y Thăch, người dân tộc Bahnar, giáo viên Trường Mầm non Thống Nhất, Phường Thống Nhất, TP Kon Tum, tỉnh Gia Lai. Mơ ước được làm cô giáo để dạy học cho buôn làng thôi thúc Y Thăch, năm 1978 vào học sơ cấp sư phạm, và đến nay ở tuổi 40, với 32 năm gắn bó với nghề nuôi dạy trẻ dân tộc, cô đã đúc rút ra kinh nghiệm: Phải gần gũi, hiểu được tâm lý của trẻ làm tốt công tác tuyên truyền, gương mẫu trong cuộc sống, không ngại khó, ngại khổ, tận tâm vì học sinh.

PGS.TS Nguyễn Thị Trâm đến từ Đại học Nông nghiệp Hà Nội, người mà tên tuổi đã gắn liền với giống lúa lai năng suất cao, chất lượng tốt, đem lại giá trị kinh tế cao, tâm sự: “Nghề nông nước ta chiếm tỷ lệ lớn và luôn phải đối mặt với khó khăn và thách thức, rủi ro vì biến đổi khí hậu diễn ra nhanh và vô cùng khốc liệt. Nước ta cần những nhà khoa học nông nghiệp yêu nghề, dám hy sinh suốt đời cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học.

Đại hội đã phát động phong trào thi đua trong đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, học sinh – sinh viên trong toàn ngành giai đoạn 2010 – 2015 với 5 tiêu chí và kêu gọi toàn ngành nỗ lực hơn nữa, phấn đấu dạy tốt học tốt hoàn thành nhiệm vụ đã đề ra.

 

                                                                                       Theo ND

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục