Trước đây, vì quan niệm nhà trường là nơi mô phạm, chuẩn mực nên ít có ai nói đến tham nhũng trong giáo dục

 

Nạn chạy trường, chạy lớp, xin điểm, mua đề thi, mua luận văn, luận án... xảy ra nhưng chỉ được xem là những tiêu cực chung chung. Trong những tranh luận về phòng chống tham nhũng cũng không có chỗ cho loại tham nhũng trong giáo dục. Có bài báo nào nêu lên những tiêu cực trong GD-ĐT thì những người lãnh đạo trong ngành giáo dục thường biện hộ rằng đó chỉ là cá biệt, là chuyện con sâu làm rầu nồi canh.

 
Nhưng trên thế giới thì từ lâu người ta đã gọi đúng tên những tệ nạn ấy là tham nhũng trong giáo dục. Tại Hà Nội, từ ngày 11 đến 13-10, trong hội thảo “Chính sách và thực hành chống tham nhũng trong giáo dục” nạn tham nhũng trong GD-ĐT đã được gọi tên và khẳng định đang nổi lên trong ba lĩnh vực: Tuyển sinh đầu cấp, dạy thêm, học thêm và các khoản phí ngoài quy định. Cuộc hội thảo này đã đánh dấu sự thừa nhận là có nạn tham nhũng trong môi trường GD-ĐT chứ không phải là cái gì khác còn mập mờ, lẫn lộn. Nó tạo nên, tuy mới là bước đầu, sự thống nhất nhận thức về quan điểm để từ đó thống nhất trong hành động đấu tranh chống lại một “quốc nạn”.
 
Tuy nhiên, phải nhìn nhận chính xác rằng ba lĩnh vực được gọi tên lần này chỉ mới là bề nổi của một tảng băng chìm của tham nhũng trong giáo dục. Bởi thực tế vừa qua đã chứng minh rất rõ.
 
Ví dụ như cùng với tham nhũng tuyển sinh đầu cấp là tham nhũng trong việc cho mở trường, mở ngành, giao chỉ tiêu tuyển sinh; xà xẻo ngân sách về xây dựng cơ sở hạ tầng cho giáo dục khiến nhiều trường học, phòng học chưa sử dụng đã xuống cấp, trần nứt nẻ, tường sụp đổ. Trong mua sắm đồ dùng dạy học cũng vậy, khá nhiều hàng dỏm, hàng giả được mua sắm không thể đưa ra thực hành, thí nghiệm hoặc chỉ để “trưng bày” trong... kho. Trong tuyển sinh, đào tạo thì đang rộ lên tình trạng liên kết đào tạo chui, mua bán bằng cấp, học vị. Nếu cái thị trường ngầm lạ lùng này không chấm dứt thì hỏi nền giáo dục nước nhà rồi sẽ đi về đâu?
 
Nạn tham nhũng trong giáo dục có nhiều nguyên nhân và phải cần nhiều biện pháp để phòng chống. Bộ GD-ĐT phải có chiến lược cụ thể về phòng chống tham nhũng trong GD-ĐT chứ không phải thụ động chờ khi nào công luận lên tiếng thì mới có công văn yêu cầu cơ sở phải báo cáo ngay hay tổ chức đi thanh tra rồi đâu lại vào đấy.
 
Rất đáng mừng là dù ít dù nhiều thì chúng ta cũng đã nhận diện được tham nhũng có ở những đâu trong GD-ĐT, vấn đề tiếp theo là cần những hành động cụ thể và quyết liệt để trả lại môi trường GD-ĐT... sạch đúng nghĩa
 
 
                                   
                                                              Theo NLĐ

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục