Những em nhỏ tung tăng đến trường xách chiếc cặp lồng trong tay là hình ảnh quen thuộc với học sinh Trường Nật Trên ở huyện miền núi cao Quỳ Châu, Nghệ An. Trường chưa có lớp bán trú nên các em phải mang theo bữa cơm trưa từ nhà được đựng trong cặp lồng.

Hình ảnh quen thuộc của học sinh Trường Nật Trên, huyện Quỳ Châu, Nghệ An.
 
Trường chỉ là những phên tranh vách nứa tạm bợ, thuộc vào hàng khó khăn nhất của huyện miền núi cao Quỳ Châu, Nghệ An. Trường Nật Trên - điểm lẻ của trường tiểu học Châu Hoàn hiện đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng học sinh nơi đây vẫn rất ham học.

Vượt hơn 40 km đường rừng dốc cao, vực sâu tính từ trung tâm thụ trấn Tân Lạc (huyện Quỳ Châu), mất hẳn gần 4 tiếng đồng hồ chúng tôi mới có mặt tại điểm lẻ trường Nật Trên.

Đập vào mắt chúng tôi đầu tiên là ngôi trường gồm những phòng học cấp bốn chủ yếu được dựng lên bằng phên tranh, vách nứa dựng tạm. Đây là một điểm trường thuộc loại khó khăn nhất ở huyện Quỳ Châu tính đến thời điểm này.

Thầy Trần Xuân Công - Trưởng điểm Trường tiểu học Nật Trên cho biết, cả bản Nật Trên chỉ có 70 học sinh, học 5 lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) đều là con em dân tộc Thái. Điểm trường có 5 giáo viên giảng dạy. Trong đó, có 1 giáo viên lập gia đình tại bản (thầy Lữ Thái Trung), còn lại các giáo viên đều là người dân tộc Thái từ các xã vùng ngoài tình nguyện lên đây cắm bản vì học sinh thân yêu.

Các thầy cô cho biết, tuy còn nhiều khó khăn trong đời sống, nhưng người dân bản Nật Trên vẫn rất quan tâm đến sự học của con em.

Người dân luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất trong phạm vi có thể để con em an tâm học tập. Bù lại, các em học sinh rất ham học và chịu khó học tập.

Vì trường chưa có điều kiện xây dựng lớp bán trú, cho nên các em được cha mẹ chuẩn bị cho những bữa cơm trưa ở nhà và ém vào cặp lồng mang đến lớp.

Điểm trường Nật Trên thường xuyên hàng năm được xếp loại xuất sắc của Trường tiểu học Châu Hoàn.

Dưới đây là hình ảnh các em học sinh ở điểm trường Nật Trên: 

Những chiếc cầu tạm bắc qua suối để các em đến trường.
 
Tung tăng đến trường.
 
Giờ học của các em học sinh bản Nật Trên.
 
 Chơi kéo co.
 
Rửa tay trước lúc ăn
 
Học sinh lớp 1B, bản Nật Trên trong một buổi ăn. 
 
                                                                                           Theo Dantri

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục