Mùa tựu trường luôn đi kèm những nỗi lo của phụ huynh và học trò nghèo. Chiếc áo đồng phục, bộ sách giáo khoa vốn là những nhu cầu tối thiểu cũng trở nên xa vời với những gia đình lam lũ.

 

Một ngày của chị Nguyễn Thị Lân (phường 12, quận 6, TP.HCM) bắt đầu từ 5g sáng, khi chị phải lục tục chuẩn bị mang cá đông lạnh ra chợ bán. Con út của chị năm nay lên lớp 5 cũng theo mẹ ra chợ để đỡ đần vì vài năm nay chị Lân bị u xơ tử cung và rối loạn tiền đình, lúc nào cũng có thể đổ bệnh. Buổi chiều, chị lại chạy xe lên một khu công nghiệp ở quận Bình Tân để tranh thủ bán trên vỉa hè. Tất bật cho đến 19g30 mới dọn hàng. Chị kể: “Mỗi lần nhập 20kg cá, ba ngày mới bán xong, mỗi ký lời 5.000 đồng. Cũng may chủ hàng không lấy tiền ngay mà bán xong mới phải trả tiền hàng”. Cách đây mấy năm, chị bán chè, rồi chuyển sang bán tất, găng tay cũng ở vỉa hè. Đổ bệnh, sức yếu, chị nhận cá đông lạnh về bán, đắp đổi qua ngày để lo cho ba đứa con ăn học.

Mẹ cha nặng gánh

Tại TP.HCM, giá đồng phục, cặp sách, dụng cụ học tập... đều tăng 15-20%. Giá đồng phục sơmi, quần tây, đồ thể dục tăng 15.000 - 20.000 đồng/món. Nhiều trường chưa thông báo nộp tiền ăn nhưng cho biết khoản này sẽ tăng đáng kể để đảm bảo bữa ăn cho học trò trong tình hình vật giá tăng cao.

Chồng chị chạy xe ôm ở khu vực bến xe miền Tây. Mới tháng trước anh bị tai nạn khi chở khách, gãy xương hàm, chấn thương đầu. Mọi thứ đổ dồn lên vai chị. Nợ mới lại chồng nợ cũ. Cũng may niềm vui khi đứa con gái đầu là Nguyễn Thị Bích Loan đỗ một lúc hai trường ĐH Bách khoa TP.HCM và ĐH Công nghiệp thực phẩm giúp chị có thêm động lực. Những nỗi lo lại tới. Chị tâm sự: “Nghe nói vào trường ĐH phải nộp nhiều tiền lắm rồi sau này mới làm thủ tục vay nợ cho con đi học được. Tiền thì giờ không biết lấy đâu ra. Rồi tiền đâu mà cho con đi trọ học. Sắp tựu trường nhưng chưa đứa nào có áo quần mới để đi học. Đứa út được người bà con cho bộ sách giáo khoa lớp 5 nhưng còn thiếu mấy cuốn. Đứa con trai thì dùng lại sách vở của chị hai nó”.

Những năm cấp III, Loan và em trai (năm nay lên lớp 11) đi chung chiếc xe đạp cũ mua rẻ của một gia đình trong xóm vì hai chị em cùng học chung Trường THPT Mạc Đĩnh Chi. Loan nói sắp tới chắc sẽ đi học bằng xe buýt để đỡ tiền ở trọ và kiếm việc làm thêm để trang trải chuyện học hành. Loan cũng chưa chọn trường để học vì phải chờ xin chế độ miễn giảm học phí, bởi từ trước đến nay ba chị em đi học chỉ trông vào phần miễn giảm học phí, phần trợ cấp của phường và phần thu nhập còm cõi của cha mẹ.

Từ Phú Thọ vào lập nghiệp ở TP.HCM với hai bàn tay trắng, ở trọ suốt chục năm nay, ăn tiêu dè sẻn để có thêm chút tiền dành dụm từ đồng lương công nhân ít ỏi, vợ chồng chị Bắc (ở khu phố 3, phường Phước Long B, quận 9) vẫn phải lao đao trước khoản kinh phí không nhỏ để lo cho con đi học lớp 1. Để con theo kịp bạn bè, anh chị phải cho con học hè ở trường từ đầu tháng 8 với học phí 1 triệu đồng/tháng. Sát ngày tựu trường, nhà trường thông báo mua hai bộ đồng phục, một bộ đồ thể dục, một bộ đồ ngủ hết 600.000 đồng. Chị tâm tư: “Mỗi tháng thu nhập của hai vợ chồng dao động trong khoảng 2,4 triệu đồng. Tiền nhà đã 400.000 đồng. Đóng tiền học cho con và mua đồng phục nữa là vừa hết. Chưa kể tiền điện nước, gạo muối... Nghe nói từ giờ đến ngày khai giảng phải chuẩn bị hơn 1 triệu để đóng các khoản khác, quỹ phụ huynh, rồi tiền xây dựng... 1 triệu đối với người ta chẳng đáng là bao, nhưng với mình là đứt nửa tháng lương. Mấy ngày này phải bớt xén đủ thứ sinh hoạt phí trong nhà để con có áo mới đi học cho bằng bạn bằng bè, còn bộ sách giáo khoa vẫn chưa mua”.

Đủ “món” tiền trường

Nỗi lo vật giá tăng kéo theo những khoản chi dài dằng dặc trước mùa tựu trường là nỗi ám ảnh của không ít phụ huynh đông con, thu nhập thấp.

Lớp của cậu con trai đã bắt đầu vào học hè được hai tuần (cuối tháng 7-2011), nhưng chị Trần Lan Minh (Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội) vẫn đành phải “giấu con” ở quê với ông bà nội. Băn khoăn, cân nhắc mãi chị mới đành lòng đưa ra quyết định này. “Hai vợ chồng lương công nhân chưa được 4 triệu đồng, nuôi hai đứa con, mà nhìn thấy năm học mới đến gần oải quá. Nhà trường thông báo phí học hè lớp 5 lên mức 800.000 đồng/tháng - tính theo chi phí “dạy ngoài giờ”. Cô giáo nói học hè không ép, nhưng cảnh báo con có thể không theo kịp bạn bè. Tạm thời tôi chấp nhận con không bằng bạn bè, chứ chịu không đua được với gánh nặng học thêm”- chị Minh tâm sự.

Nhưng mối lo của chị Minh không chỉ dừng lại ở hơn một tháng học thêm trước thềm năm học mới. “Năm ngoái, học hè 600.000 đồng/tháng, nay đã tăng lên 800.000 đồng. Tiền học chính khóa kèm bán trú năm ngoái 400.000 đồng/tháng, nghe đồn năm nay tăng thêm ít nhất 30%, dù so với các trường chất lượng cao, mức tiền trường này không lớn nhưng nhà nghèo thì nhìn vào đâu cũng thấy khó cả, không biết chịu được tới bao lâu” - chị Minh chia sẻ.

Chị Hằng - ở tập thể Nam Đồng, Hà Nội - kể: “Từ tháng 7 đến giờ, tôi đã phải quyết định cho con chuyển trường đến lần thứ ba. Năm ngoái, không đủ sức xin học trường công gần nhà, vốn là trường điểm của quận, đành cho con học tư thục. Cả hai vợ chồng tháng nào cũng lo phát sốt đủ thứ tiền học, tiền ăn cho con, nay trường nâng học phí đến trên 30%, đành ngậm ngùi xin cho con ra. Mất cả tháng trời để xin học cho con vào trường công trái tuyến, nghe nói là trường hằng năm không tuyển đủ học sinh nên chắc “gánh nặng tiền trường” cũng đỡ đi.

Ai dè mới đầu năm học, ban đại diện phụ huynh đã thông báo phải đóng tiền mua máy điều hòa, thay rèm cửa, tiền thuê bảo vệ và dọn vệ sinh, tiền đồng phục, mua sách giáo khoa... Trong đó có những khoản thỏa thuận nhưng ai có con học cũng đều phải nộp. Chưa kể vào năm học chính thức, tiền trường còn nhiều khoản nữa. Chị Hằng cho biết: “Thu nhập của hai vợ chồng tôi cộng lại một tháng gần 5 triệu đồng, tính cả tiền làm thêm của chồng. Giờ chỉ riêng tiền nộp đợt 1 cho con đầu năm tính sơ sơ đã hết hơn 1 triệu. Chúng tôi lại bắt đầu chiến dịch đi tìm trường mới”.

Xe đưa đón trò nghèo đến lớp

 

                                                   Theo TuoiTre

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục