Cán bộ tín dụng NHCSXH huyện Cao Phong kiểm tra chất lượng tín dụng HSSV của tổ TK&VV xóm Hải Phong, xã Bắc Phong.

Cán bộ tín dụng NHCSXH huyện Cao Phong kiểm tra chất lượng tín dụng HSSV của tổ TK&VV xóm Hải Phong, xã Bắc Phong.

(HBĐT) - Gia đình chị Vũ Thị Tám, xóm Hải Phong, xã Bắc Phong (Cao Phong) thuộc diện khó khăn. Chồng mất sớm, mọi việc gia đình, nuôi 3 con ăn học đặt lên đôi vai gầy yếu của chị. Chị Tám cho biết: Thu nhập chính của gia đình chỉ trông chờ vào 6.000 m2 đất vừa trồng mía, lúa và làm màu nên việc xoay sở để có tiền cho con đến trường càng trở nên khó khăn hơn theo từng bậc học của chúng. Hết ngày mùa vụ, hễ có ai thuê việc gì chị cũng đi làm để kiểm ngày công trên dưới 100.000 đồng trang trải cho sinh hoạt hàng ngày.

 

“Nhiều lúc cực lắm nhưng nghĩ đến tương lai các con, tôi lại cố gắng. Các chị phụ nữ động viên tôi vay vốn ngân hàng để nuôi con ăn học. Cháu gái lớn sinh năm 1992, hiện đang học năm thứ 3 tại trường Cao đẳng Sư phạm Hoà Bình. Cháu thương mẹ vất vả nên vừa đi học, cháu vừa đi làm thêm. Cuối tuần lại về cùng với mẹ đi chặt mía thuê hoặc đi làm cỏ vườn cam cho các hộ trong xã.” - Chị Tám tâm sự.

 

Nhờ có chính sách tín dụng đối với HSSV, chị Tám được Ngân hàng CSXH cho vay 18 triệu đồng cho cháu lớn đi học. Số tiền này cùng với thu nhập thêm từ ruộng vườn cũng giúp chị phần nào bớt đi nỗi lo cho con hàng tháng. Dù không nhiều nhưng đây là chỗ dựa để các cháu được tiếp tục đến trường. Nhà chị Tám chỉ là một trong số 1.012 hộ gia đình khó khăn ở Cao Phong có con đi học được hưởng lợi từ chương trình cho vay tín dụng HSSV theo Quyết định 157 của Thủ tướng Chính phủ.

 

Chị Trần Thị Tám, tổ trưởng tổ TK&VV xóm Hải Phong, xã Bắc Phong cho biết: Tổ có 34 hộ viên với dư nợ đạt 575,6 triệu đồng, thực hiện 6 chương trình tín dụng, trong đó, dư nợ chương trình HSSV cao nhất đạt 238,6 triệu đồng với 8 hộ vay. Xác định đầu tư cho con đi học là đầu tư cho tương lai nên các hộ đều cố gắng lo cho con. Cả xóm có 13 HSSV, có nhà có 2- 3 con đi học.

 

Ông Bùi Văn Bình, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Chúng tôi bình xét các hộ gia đình có hoàn cảnh thực sự khó khăn. Trên cơ sở chỉ tiêu phân giao của Ngân hàng CSXH, Đảng uỷ, UBND xã sẽ chỉ đạo phân xuống các thôn để bình xét từ cơ sở lên. Sau đó, Ban chỉ đạo xoá đói - giảm nghèo của xã tiếp tục bình xét. Đối với Bắc Phong, nhiều gia đình có từ 2 - 3 con theo học đại học nếu không có chương trình cho vay này rất khó khăn.

 

Thông qua mạng lưới hoạt động của 13 điểm giao dịch tại các xã, phường, thị trấn và gần 200 tổ tiết kiệm vay vốn, chương trình cho HSSV vay vốn học tập được triển khai từ năm 2007 với mục tiêu không để HSSV nào bỏ học vì không có tiền đóng học phí. Sau 5 năm triển khai, trên địa bàn huyện đã có 1.240 HSSV nghèo, có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học với tổng dư nợ 18.222 triệu đồng, tương ứng với 1.012 hộ đang còn dư nợ. Cơ cấu cho vay phân theo trình độ đào tạo gồm sinh viên đại học có 314 HSSV dư nợ 5.143 triệu đồng; sinh viên cao đẳng có dư nợ 6.508 triệu đồng với 401 HSSV; HSSV học trung cấp có dư nợ 5.865 triệu đồng, với 467 HSSV dư nợ; HSSV học nghề: dư nợ 704 triệu đồng với 58 HSSV. Phân loại dư nợ theo đối tượng vay vốn gồm hộ nghèo 5.534 triệu đồng với 359 HSSV, hộ cận nghèo 10.134 triệu đồng với 655 HSSV; hộ khó khăn đột xuất về tài chính 2.554 triệu đồng với 226 HSSV. Cùng với cho vay, công tác thu hồi nợ đến hạn tạo nguồn vốn cho vay quay vòng cho thế hệ HSSV tiếp theo đạt được kết quả tốt, tỷ lệ nợ quá hạn thấp dưới 0,5%/tổng dư nợ chương trình.

 

Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Cao Phong Phí Công Thành cho biết: thủ tục vay được tiến hành đơn giản, các hộ chỉ cần có giấy báo nhập học với con em đi học năm đầu với đối tượng đã học, thì mỗi năm lấy giấy chứng nhận của nhà trường kèm với hồ sơ vay vốn là đủ. Ngoài ra, các điểm giao dịch trên địa bàn triển khai tốt cho vay và thu hồi vốn khi đến hạn không để xảy ra trường hợp nợ xấu, nợ quá hạn. Ðặc biệt, luôn coi trọng công tác tuyên truyền ngay tại điểm giao dịch, công khai thông tin về khách hàng, thường xuyên thông báo cho người dân biết trước thời hạn các khoản nợ phải trả để họ có thời gian chuẩn bị và trả nợ đúng hạn; chủ động phối hợp với ngành GD&ĐT, LĐ-TB&XH cùng chính quyền, đoàn thể các địa phương tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong xác nhận gia đình HSSV thuộc đối tượng vay vốn, kịp thời thống kê số lượng HSSV có nhu cầu vay vốn để xét duyệt, bổ sung kế hoạch cho vay. 5 năm qua, trên địa bàn huyện đã giúp cho 1.012 hộ được vay vốn với 1.240 HSSV đi học, đến nay đã có 755 HSSV tốt nghiệp ra trường trong đó có 238 HSSV có việc làm, ổn định cuộc sống, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần đáng kể ổn định KT-XH ở địa phương.

 

                                             Đinh Thắng

 

 

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục