Người lao động huyện Yên Thuỷ đến tìm hiểu thông tin tuyển dụng tại Công ty CP May xuất khẩu Sông Đà.

Người lao động huyện Yên Thuỷ đến tìm hiểu thông tin tuyển dụng tại Công ty CP May xuất khẩu Sông Đà.

(HBĐT) - Với vai trò là cầu nối tích cực giúp gắn kết doanh nghiệp với người lao động, thời gian qua, Sàn giao dịch việc làm của Trung tâm Giới thiệu việc làm (Sở LĐ- TB&XH) đã giúp doanh nghiệp và người lao động rút ngắn thời gian tìm kiếm thông tin cho nhu cầu lao động tuyển dụng cũng như thông tin ứng viên, tuyển dụng và các chính sách lao động, thị trường lao động trên địa bàn tỉnh.

 

Đồng chí Bùi Đình Nhu, Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm (Sở LĐ-TB&XH) cho biết: Thời gian qua, hoạt động dịch vụ việc làm ở các địa phương đã dần khẳng định vai trò quan trọng trong sự phát triển thị trường lao động. Sàn giao dịch việc làm không chỉ góp phần để người lao động tìm được việc làm mà đó thực sự là cơ hội tốt để tỉnh ta thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia giải quyết việc làm trên địa bàn. Đây cũng là mô hình giúp người lao động tiếp cận công việc bằng trình độ, khả năng của mình một cách thuận lợi nhất. Các doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo, tuyển lao động cũng đánh giá cao mô hình hoạt động của Sàn giao dịch việc làm. Vì đây là cơ hội để đơn vị, doanh nghiệp tìm nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề phù hợp phục vụ cho công việc của họ. Phương thức này cũng giúp họ quảng bá năng lực và tiếp cận người lao động một cách nhanh chóng, thuận lợi. Với vị trí của mình, Sàn giao dịch việc làm trở thành nhịp cầu nối, là kênh thông tin quan trọng giữa người lao động và người sử dụng lao động.

 

Qua hơn 6 năm kể từ khi chính thức đi vào hoạt động, Sàn giao dịch việc làm tỉnh đã khẳng định được vai trò là cầu nối không thể thiếu giữa các doanh nghiệp, các cơ sở dạy nghề có nhu cầu tuyển sinh với người lao động có nhu cầu tìm việc làm, học nghề trên địa bàn. Tính riêng từ đầu năm đến nay, Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh phối hợp với các đơn vị mở được 7 phiên giao dịch việc làm trên địa bàn các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong, Kim Bôi, Kỳ Sơn, Yên Thuỷ và thành phố Hoà Bình. Tại các phiên giao dịch, người lao động có nhu cầu tìm việc làm được trực tiếp gặp gỡ, tìm hiểu thông tin về thị trường lao động, việc làm, tiền lương, thu nhập và các chế độ đãi ngộ và chính sách BHTN; người có nhu cầu tư vấn học nghề được các trường nghề, doanh nghiệp tư vấn cung cấp thông tin để chọn nghề phù hợp... Theo thống kê của Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh, 7 phiên giao dịch đã thu hút 4.385 lao động tham gia; 319 doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký tuyển dụng; 191 doanh nghiệp trực tiếp tuyển dụng, 3.991 lao động được tư vấn về việc làm, học nghề, 1.003 lao động được tuyển dụng trực tiếp và 639 lao động được hẹn phỏng vấn tại doanh nghiệp.

 

Đồng chí Bùi Đình Nhu cho biết thêm: Thời gian qua, việc tổ chức Sàn giao dịch việc làm đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, ngành và sự ủng hộ của đông đảo người dân, đặc biệt là lực lượng ĐV-TN, người có nhu cầu tìm kiếm việc làm, học nghề. Các ngành nghề đào tạo, tuyển dụng đa dạng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người lao động. Tuy nhiên, hiện nay, việc tổ chức Sàn giao dịch việc làm tại các huyện, thành phố còn gặp không ít khó khăn về cơ sở vật chất, phương tiện máy móc, điều kiện phục vụ. Tại một số địa bàn, mạng không có hoặc không ổn định ảnh hưởng đến việc tra cứu thông tin về thị trường lao động. Trong thời gian tới, nhằm nâng cao hơn số  lượng và chất lượng các phiên giao dịch việc làm, Trung tâm tiếp tục mở Sàn giao dịch việc làm theo cụm xã, đặc biệt là các xã vùng sâu, xa để người lao động những địa bàn ĐBKK cũng có thể tiếp cận thông tin về thị trường lao động. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin thị trường lao động, tạo cơ hội cho người lao động nắm bắt và tiếp cận với các nhà tuyển dụng để bố trí việc làm trong nước, xuất khẩu lao động và đào tạo nghề.  Đặc biệt tập trung vào các dịp sau kết thúc các kỳ tuyển sinh và tốt nghiệp đại học, cao đẳng, THCN để HS- SV và người lao động có nguyện vọng tìm công việc phù hợp với khả năng và trình độ của mình.

 

                                                               

 

                                                                         Hương Lan

 

 

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục