Người lao động huyện Yên Thủy tìm hiểu thông tin thị trường xuất khẩu lao động tại sàn giao dịch việc làm. Ảnh: H.L

Người lao động huyện Yên Thủy tìm hiểu thông tin thị trường xuất khẩu lao động tại sàn giao dịch việc làm. Ảnh: H.L

(HBĐT) - Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, người lao động còn được trang bị kiến thức ngoại ngữ, tác phong công nghiệp và thu nhập, đặc biệt là ở tỉnh còn khó khăn như tỉnh ta, số người lao động thuộc hộ nghèo còn cao, chính vì vậy, việc tham gia đi lao động ở các nước có thu nhập cao còn gặp rất nhiều khó khăn.

 

Trên địa bàn tỉnh đã có 12.462 lao động đi XKLĐ. Hầu hết các lao động đi làm việc có kỳ hạn ở nước ngoài trở về  đều có một khoản thu nhập nhất định để làm vốn tiếp tục tổ chức sản xuất, dịch vụ hoặc mua sắm tài sản, xây dựng nhà cửa và có kinh nghiệm làm ăn, tạo việc làm ổn định. 

Người lao động tỉnh ta chủ yếu tham gia vào thị trường truyền thống như: Malaysia, Quata, ả rập xê út, Lybia, Hàn Quốc theo chương trình ESP (chương trình trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài). Tại thị trường này thường có thu nhập thấp bình quân khoảng từ 4-7 triệu đồng/người/tháng, hoặc khó khăn trong việc thi tuyển tiếng Hàn nhưng đây là thị trường tạm gọi là dễ tính vì chi phí xuất cảnh thấp, là lao động phổ thông có sức khỏe là đáp ứng đước nhu cầu. Còn một số lao động có điều kiện kinh tế thì tham gia vào thị trường có thu nhập cao như: Đài Loan, Nhật Bản, Châu âu, Châu Mỹ,... có thu nhập bình quân từ 2.000 USD trở lên, với lý do là người nghèo không có khả năng tài chính để nộp phí cho các công ty chuyên doanh về XKLĐ, chỉ có khả năng vay ngân hàng chính sách 30 triệu đồng và ngân hàng nông nghiệp 40 triệu đồng không đủ chi phí tham gia thị trường này, mặt khác người nghèo không có điều kiện tham gia vào các lớp học nghề, học giáo dục định hướng trước khi xuất cảnh, bên cạnh đó do tâm lý của một số lao động địa phương ngại học tập, ngại đi xa nhà. Chính vì vậy, người nghèo khó có điều kiện tham gia XKLĐ, đặc biệt là các thị trường có thu nhập cao.  

Kể từ năm 2008 đến nay, do khủng hoảng kinh tế, lạm phát và chính trị trên thế giới biến động, công tác XKLĐ cả nước nói chung và tỉnh ta nói riêng có chiều hướng thu hẹp lại. Ngoài những nguyên nhân trên, chất lượng lao động của ta còn thấp, đặc biệt là ngoại ngữ và tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật. Vì vậy, khi sang làm việc ở nước bạn khi hết hạn bỏ trốn ra ngoài làm, không về nước hoặc chạy sang nước thứ ba. Mặt khác, chất lượng, uy tín của một số doanh nghiệp chuyên doanh XKLĐ chưa tốt, không thực hiện đúng các nội dung trong hợp đồng đã gây tâm lý không tốt trong xã hội hoặc uy tín của người lao động nước ta đối với các nước mà người lao động đến làm việc. 

Năm 2014, theo dự báo của Bộ LĐ-TB&XH sẽ đưa khoảng 90.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó, tập trung chủ yếu vào các thị trường trọng điểm truyền thống như Đài Loan 30.000 chỉ tiêu, Nhật Bản 8.000- 10.000 chỉ tiêu, Hàn Quốc khoảng 10.000 chỉ tiêu. Các ngành nghề thu hút nhiều lao động đó là nhóm lao động phổ thông có tay nghề cao trong các ngành sản xuất chế tạo, điện cơ, điện lạnh, dệt may, lắp ráp điện tử, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, vận tải biển, đánh bắt cá. Bên cạnh đó, chúng ta đang khai thác thêm một số thị trường mới như Đức, Thái Lan và Angola

Gần đây, tại thị trường Hàn Quốc do lao động của ta hết hạn hợp đồng bỏ chốn ra ngoài làm, không về nước, tỉnh ta có trên 100 lao động. Tuy nhiên, đến nay đã vận động trở về nước gần hết. Để khắc phục tình trạng trên, ngoài các biện pháp tuyên truyền, vận động lao động khi hết kỳ hạn bỏ trốn, Chính phủ đã có 2 văn bản quan trọng, mang tính chế tài mạnh đó là Nghị định 95/2013/NĐ- CP về việc quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo đó, nếu lao động bỏ trốn sẽ bị phạt từ 80 - 100 triệu đồng. Văn bản thứ hai là Quyết định 1.465/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm ký quỹ 100 triệu đồng cho người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc. Cho đến nay, thị trường Hàn Quốc đã được khôi phục, những người đã lao động tại Hàn Quốc được tổ chức thi tiếng trên mạng để tiếp tục được xuất khẩu, những người đã học và thi đỗ tiếng Hàn sẽ tiếp tục đăng ký để xuất khẩu. Đây là thị trường có số phí nộp thấp, phù hợp với người nghèo, tuy nhiên, Nhà nước đã tạo điều kiện cho vay vốn để đặt cọc 100 triệu đồng. Tại thị trường Nhật Bản, phía bạn vẫn có nhu cầu cao trong tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam ở một số ngành nghề chế tạo, sản xuất, nông nghiệp, xây dựng, ..., lao động vừa học, vừa làm có thu nhập bình quân khoảng 2.000 USD/tháng. Tại thị trường Đài Loan, Bộ LĐ- TB&XH có văn bản số 5.251/LĐT-BXH- QLLĐNN yêu cầu các doanh nghiệp XKLĐ phải giảm chi phí cho người lao động xuống mức hợp lý kể từ ngày 1/2/2014. Theo đó đã quy định tổng chi phí của người lao động trước khi đi lao động trong các ngành công nghiệp tại Đài Loan  không vượt quá 4.000 USD/người/hợp đồng 3 năm, tiền môi giới tối đa không quá 1.500 USD/người/hợp đồng 3 năm. Chi phí người lao động trước khi đi làm việc trong các bệnh viện, trung tâm chăm sóc người già không quá 3.300 USD/hợp đồng 3 năm, trong đó, tiền môi giới tối đa không quá 800 USD/hợp đồng 3 năm. Nếu các doanh nghiệp chuyên doanh nào thu quá mức quy định trên sẽ bị tước giấy phép. 

Như vậy, với mức chi phí xuất cảnh và các chính sách của Nhà nước nêu trên người lao động thuộc các hộ nghèo hoàn toàn có thể tham gia đi XKLĐ ở những nước có thu nhập cao. Tuy nhiên, để người lao động tham gia vào thị trường này, người lao động cần trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức cơ bản theo yêu cầu của nước bạn như ngoại ngữ, phong tục, tập quán, sức khỏe, cam kết vay vốn và lựa chọn cho mình một nước đi cho phù hợp với bản thân và gia đình mình.

 

                                             Nguyễn Thanh Thủy

                                     Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH

 

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục