Công ty TNHH may Hòa Bình, phường Thái Bình (TPHB) tạo việc làm ổn định cho hơn 100 lao động, thu nhập bình quân đạt 3 triệu đồng/người/tháng.

Công ty TNHH may Hòa Bình, phường Thái Bình (TPHB) tạo việc làm ổn định cho hơn 100 lao động, thu nhập bình quân đạt 3 triệu đồng/người/tháng.

(HBĐT) - Theo Sở LĐ-TB&XH, thực hiện đề án “đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan.

 

Từ năm 2010-2013, đã tổ chức được hàng trăm lớp đào tạo nghề theo các trình độ khác nhau cho 8.549 người với 25 nghề phi nông nghiệp và 19 nghề nông nghiệp. Các ngành nghề tập trung vào lĩnh vực chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông - lâm nghiệp, chăn nuôi, thủ công mỹ nghệ, sửa chữa ô tô, xe máy và các ngành nghề theo nhu cầu của thị trường lao động. Số lao động sau khi được đào tạo nghề có việc làm đạt 75%. Ngoài ra, các đối tượng thuộc hộ nghèo được đi học nghề đã có 54% hộ thoát nghèo, trong đó 78% hộ thoát nghèo nhờ học nghề phi nông nghiệp và 31% thoát nghèo nhờ học nghề nông nghiệp.

 

Đến nay, các huyện đã quan tâm tạo điều kiện về quỹ đất để đầu tư xây dựng trung tâm dạy nghề, bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề thiết yếu, bố trí cán bộ giáo viên để trung tâm dạy nghề hoạt động đạt hiệu quả. Theo thống kê, toàn tỉnh có 133 giáo viên tham gia công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, trong đó 83 giáo viên thuộc các trung tâm dạy nghề. Hình thức đào tạo nghề cũng được thực hiện một cách linh hoạt, ngoài việc tổ chức đào tạo tại các cơ sở chính, các cơ sở đào tạo nghề còn tổ chức đào tạo lưu động tại các trung tâm cụm xã, trung tâm xã nhằm giảm chi phí cho người lao động nghèo được tham gia học nghề. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất hiệu quả được nhân rộng tại các địa phương như mô hình nuôi lợn thịt, trồng nấm rơm tại huyện Lạc Sơn. Ngoài ra còn có các mô hình dạy nghề làm chổi chít ở các huyện Kim Bôi, Kỳ Sơn; nuôi cá lồng ở huyện Đà Bắc, nuôi gà thịt ở huyện Lương Sơn; dệt thổ cẩm ở huyện Tân Lạc; dạy nghề may tại Công ty TNHH may Hoà Bình, Công ty CP xuất - nhập khẩu 3/2 Hoà Bình. Tại đây, các lao động học nghề xong được bố trí làm việc tại các dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp. Hiệu quả nhất có lẽ là mô hình dạy kỹ thuật trồng cây có múi ở huyện Cao Phong đã giúp nhiều gia đình thoát nghèo  và vươn lên làm giàu.

 

Qua đánh giá, để có được kết quả đó là nhờ tỉnh đã chủ động triển khai sâu rộng công tác đào tạo nghề đến với lao động nông thôn. Bên cạnh đó, các huyện, thành phố tích cực tổ chức điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề, nhu cầu sử dụng lao động ở nông thôn và của các doanh nghiệp, các cơ sở SX-KD. Từ đó triển khai các lớp dạy nghề sát với nhu cầu thực tế, học viên được dạy nghề có khả năng áp dụng kiến thức vào sản xuất hoặc có nơi làm việc ngay. Đồng thời, tỉnh cũng quan tâm phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề, cán bộ quản lý; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị các cơ sở dạy nghề; tổ chức tuyên truyền, tư vấn học nghề, phê duyệt chỉ tiêu đào tạo, mức hỗ trợ cho các nghề...

 

 

                                                                            Hải Linh

 

 

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục