(HBĐT) - Mỗi năm triển khai trên 10 văn bản gồm các chỉ thị, nghị quyết, quyết định, kế hoạch của các cấp để lãnh đạo, chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện công tác quản lý về an toàn thực phẩm (ATTP); lập đường dây nóng để cập nhật thông tin, quản lý tốt về ATTP... đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật… những năm gần đây, huyện Lạc Thủy đã có thành công nhất định trong việc huy động cộng đồng chung tay vì ATTP.

 

Thành công này theo đồng chí Quách Tất Liêm, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng BCĐ An toàn thực phẩm huyện Lạc Thủy là: đã nâng cao được nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cả người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm. Việc kiểm soát chất lượng ATTP từ “khâu sản xuất đến bàn ăn” được triển khai, thực hiện chặt, có hiệu quả.

 

Để có được mức độ an toàn về thực phẩm trên địa bàn, những năm qua, huyện coi việc đảm bảo ATTP là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả  hệ thống trị xã hội. Theo đó, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về ATTP luôn được triển khai sâu rộng. Việc quản lý ATTP trong SX-KD, vận chuyển, bảo quản thực phẩm tươi sống được tăng cường. Công tác kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về ATTP được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc.

 

Từ năm 2011-2016, Phòng Văn hóa- Thông tin, Trung tâm văn hóa - thể thao đã cắt dán 258 băng zôn, khẩu hiệu, pa nô, áp phích tuyên truyền về ATTP. Đài TT-TH huyện phát sóng gần 200 tin, bài, phóng sự phản ánh về công tác triển khai thực  hiện ATTP. Phòng Y tế phối hợp với các ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn phát động chiến dịch truyền thông với chủ đề “ATTP vì sức khỏe cộng đồng”.  Phát 10 băng, đĩa hình, 91 băng, đĩa âm tuyên truyền về ATTP cho 15 các xã, thị trấn. Tổ chức 79 lớp tập huấn về ATTP thu hút 4.348 lượt người tham gia. MTTQ và các tổ chức chính trị- xã hội đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giáo dục, làm cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của ATTP đối với đời sống xã hội, sức khỏe của con người và sự phát triển KT- XH của địa phương, đất nước. Lồng ghép triển khai nội dung “ 10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn”, “5 chìa khóa vàng để có thực phẩm an toàn” trong các buổi họp thôn, xóm, KDC.

 

Hoạt động chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, bày bán sản phẩm động vật được kiểm soát chặt chẽ. Từ tháng 12/2015, huyện duy trì thường xuyên 2 chốt kiểm dịch động vật. Riêng trong năm 2016 kiểm dịch được 32.855 con lợn và gia cầm; 70.600 quả trứng. Các xã, thị trấn đều thực hiện việc ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Trong năm 2016, huyện đã phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh, Phòng An ninh kinh tế (Công an tỉnh) lấy mẫu test kit Salbutamol và Clebuteroi tại 3 trang trại lợn trên địa bàn xã Phú Thành nhưng chưa phát hiện có sử dụng chất cấm trong  chăn nuôi và giết mổ.

 

Để đảm bảo ATTP trong lĩnh vực SX-KD, vận chuyển, bảo quản, sơ chế rau, củ, quả, huyện đã tổ chức 8 lớp tập huấn về ATVSTP cho các hộ kinh doanh và người tiêu dùng. Đồng thời mở rộng diện tích trồng rau an toàn trên địa bàn. Hiện, trên toàn huyện có 4 cơ sở sản xuất rau an toàn theo dự án NTM tại các xã : Phú Lão, Đồng Tâm, Yên Bồng, Lạc Long với tổng diện tích 6 ha, 1 cơ sở sản xuất măng tây tại xã Cố Nghĩa với diện tích 4 ha.

 

Để quản lý tốt về ATTP, việc kiểm tra, xử lý vi phạm về ATTP luôn được chú trọng. Từ năm 2011-2016, huyện đã thành lập 248 đoàn kiểm tra, trong đó, 240 đoàn liên ngành, 8 đoàn chuyên ngành kiểm tra 735 cơ sở, hộ SX-KD thực phẩm. Qua kiểm tra có 563 cơ sở kinh doanh đạt yêu cầu, chiếm tỷ lệ 76,6%. Phát hiện 172 cơ sở vi phạm, phạt tiền 108 cơ sở với số tiền trên 66 triệu đồng, phạt cảnh cáo 64 cơ sở, tịch thu hàng hóa trị giá 1,2 triệu đồng.

            

                                                                         Thúy Hằng

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục