(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 2.000 y, bác sỹ, cán bộ ngành y, ngoài ra còn có hơn 2.000 thầy thuốc nam bốc thuốc chữa bệnh, cứu người. Họ dùng cả sức lực và tâm trí để giúp người bệnh thoát khỏi bệnh tật.

 

Dùng lương giúp bệnh nhân

 

Sau khi tốt nghiệp Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, bác sỹ Vũ Công Phú về công tác tại khoa Đông y, Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Lạc. Ngoài trách nhiệm là một bác sỹ, anh còn đang nghiên cứu ứng dụng thực tế khi dùng cây xạ đen rừng Hòa Bình kết hợp với một số cây thuốc nam khác  để hỗ trợ điều trị bệnh u bướu, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Bài thuốc được bào chế đưa vào sử dụng làm giảm sinh khối u, giảm tốc độ phát triển u, hạn chế sự di căn của tế bào ung thư, kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân ung thư. Những nghiên cứu của anh đã có tác dụng tích cực trong hỗ trợ những bệnh nhân bị ung thư.

 

Chị Bùi Thị Liên ở xóm Chùa, xã Tử Nê, huyện Tân Lạc bị liệt. Thấy chị bị bệnh trọng, người chồng đã bỏ rơi chị sống một mình. Do hoàn cảnh khó khăn không đến được bệnh viện, không có điều kiện tài chính nên bác sỹ Phú không quản mưa gió đến tận nhà châm cứu và dùng thuốc nam cho chị. Đến nay, chị Liên đã đi lại và sinh hoạt như người bình thường.

 

 

Lương y Trần Thị Thảo ở xóm Trung Thành A, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) bắt mạch, kê thuốc cho anh Trần Văn Quyền.

  

Bà Thảo ở xóm Định, xã Mãn Đức, huyện  Tân Lạc ốm liên miên, lúc nào cũng đau đầu, tức ngực, không có tiền khám và điều trị. Thấy hoàn cảnh khó khăn, bác sỹ Phú bỏ tiền túi hỗ trợ điều trị, đến nay, bệnh của bà đã khỏi hoàn toàn. Ngoài những trường hợp trên, bác sỹ Phú còn giúp đỡ nhiều bệnh nhân trong hoàn cảnh hoạn nạn khi đến phòng khám không lấy tiền thuốc và công khám. Đây trở thành địa chỉ giúp đỡ cho những người nghèo ở huyện Tân Lạc. Chị Nguyễn Thị Vân, vợ bác sỹ Phú tâm sự: Nhiều tháng, anh không còn lương mang về nhà vì thấy cảnh bệnh nhân nghèo hay giúp đỡ. Vào những dịp Tết, nhiều người ở vùng sâu, xa đến nhà chơi cảm ơn. Khi chỉ là mớ rau, cân khoai, chục trứng, nhưng đó là tấm lòng của họ đối với người bác sỹ chữa trị cho mình.

 

Nửa đêm hái thuốc cho người bệnh

 

Từ bé, bà Triệu Thị Lan ở xóm Tiến Lâm 1, xã Bắc Phong, huyện Cao Phong được mẹ truyền cho các bài thuốc chữa vô sinh, thận, trĩ, dạ dày… độc đáo của người Dao Tiền. Anh Hoàng Văn Hà lập gia đình với chị Nguyễn Thị Thu ở thôn Liên Xá, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh (Hà Nội) sau 12 năm vẫn không có con. Khi đi khám bệnh, bác sỹ kết luận chị bị tắc tử cung, khó có thai được. Cả gia đình đã dốc hết tiền bạc và công sức đi chữa trị cho chị nhưng vẫn không được. Tưởng chừng như hết thuốc chữa, anh Hà gặp một người quen giới thiệu đến bà Lan. Anh chia sẻ: Tôi cũng không nghĩ là có thể chữa được bệnh cho vợ vì đi quá nhiều nơi. Thôi thì còn nước còn tát. Sau khi chữa đến tháng thứ 4 thì vợ tôi có bầu. Vợ chồng tôi mừng lắm. Nhưng trong một lần vợ tôi bị ngã có nguy cơ sảy thai. Lúc đó đã là 12 giờ đêm. Tôi gọi điện cho bà Lan nhờ bà giúp. Không quản ngại đêm hôm, bà soi đèn lên rừng tìm thuốc để gần sáng tôi lên lấy. Nhờ đó, vợ tôi đã sinh cháu mẹ tròn, con vuông. Đến nay, cháu đã được 8 tuổi đang học lớp 3. Thỉnh thoảng tôi vẫn lên thăm bà Lan và bà coi như người trong gia đình.  

 

Người mẹ thứ 2

 

Từ bốn đời nay, gia đình bà Trần Thị Thảo ở xóm Trung Thành A, xã Hợp Thịnh, huyện Kỳ Sơn làm nghề bốc thuốc nam. Ban đầu là những bài thuốc, do cụ nội Trần Văn Lẫm truyền cho. Trong quá trình bốc thuốc bà tự mày mò phát triển bài thuốc mới. Nhiều người ở xa đến khám một lần rồi bà tự gửi thuốc cho họ. Trung bình mỗi năm, bà khám, chữa, bốc thuốc từ 400 - 500 bệnh nhân, chủ yếu là bệnh vô sinh và thấp khớp. Anh Trần Văn Quyền ở đội 4, xã Đồng Luận, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ là một trong những bệnh nhân của bà Thảo. Năm 1999, anh lập gia đình với chị Bùi Thị Lan người cùng xóm. Lúc đó, anh 23 tuổi, chị Lan 22 tuổi. Vợ chồng cưới nhau 2 năm mà không có con. Gom góp được ít tiền, sau 4 năm trời, anh chị đi chữa bệnh khắp nơi mà không được. Trở về quê, thỉnh thoảng có người nói chuyện đến con cái, chị lại khóc vì tủi thân. Thậm chí, đã có người khuyên anh chị nên chia tay để giải phóng cho nhau. Nghe người mách, anh chị đến nhà bà Thảo để chữa trị. Hai vợ chồng ngầm thỏa thuận nếu không chữa được thì về ly hôn, cho dù vẫn thương yêu nhau. Sau khi chữa, anh chị sinh được 2 cháu Trần Thị Vân ánh năm nay 11 tuổi và Trần Ngọc Dương 8 tuổi. Nhìn 2 đứa con chơi ngoài sân, anh Quyền tâm sự: Bà Thảo đã nặn ra hai đứa này đấy. Rồi anh kể lại câu chuyện về hạnh phúc gia đình mình tưởng như đã rơi vào cảnh đổ vỡ và được bà Thảo giúp. Từ đó đến nay, gia đình anh Quyền nhận bà Thảo là mẹ nuôi. Ngoài thăm nom hàng ngày, vào dịp lễ, tết hoặc có công việc, anh Quyền là một trong những người gánh vác chính trong gia đình.

 

                                                                       Việt Lâm

 

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục