(HBĐT) - Ngay trong và sau tháng 5 - Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tai nạn lao động (TNLĐ) vẫn liên tiếp xảy ra. Từ đầu năm đến ngày 11/7, trên địa bàn tỉnh xảy ra 12 vụ TNLĐ, mỗi vụ có 1 người chết. TNLĐ có chiều hướng gia tăng. Trong khi đó, một số vụ ngay cả đoàn điều tra TNLĐ tỉnh cũng không nắm được thông tin. Điều đó đòi hỏi cần thống nhất số liệu chính xác vụ việc, xác định rõ nguyên nhân và có giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa những vụ việc đau lòng.

TNLĐ liên tiếp xảy ra ngay trong và sau tháng hành động

Căn phòng nhỏ ở khu chuyên gia thuộc tổ 19, phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) của gia đình anh Trần Đức Hiệp hiu quạnh khi vắng bóng chủ gia đình. Ngày 23/6, trong khi thi công cổng chào huyện Lạc Sơn, anh Hiệp bị điện giật ngã từ trên cao xuống tử vong. Anh Hiệp ký hợp đồng làm việc với Công ty TNHH MTV Lâm Thi và đã được hỗ trợ tiền. Song cái chết của anh để lại nỗi đau, khoảng trống cho người vợ trẻ và đứa con thơ.

Theo Công an tỉnh, liên tiếp trong các ngày 16/6, 23/6, 25/6, 11/7, trên địa bàn tỉnh xảy ra 4 vụ TNLĐ, làm 4 người tử vong. Cụ thể, ngày 16/6, tại mỏ đá số 5 của Công ty CP Khai thác khoáng sản Lương Sơn thuộc thôn Om Ngái, xã Cao Dương (Lương Sơn), anh Bùi Văn Tùng trong khi làm việc bị đá rơi vào người tử vong. Ngày 25/6, tại thôn Bằng Gà, xã Trường Sơn (Lương Sơn) xảy ra vụ TNLĐ phóng điện làm anh Hoàng Văn Hà, công nhân Đoạn quản lý đường bộ II tử vong. Ngày 11/7, tại xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) tiếp tục xảy ra vụ TNLĐ do điện giật làm 1 người chết tại chỗ, 1 người bị thương đi cấp cứu.

Trước đó, trong Tháng hành động ATVSLĐ, ngày 2/5, tại mỏ đá số 7 của Công ty Valei thuộc thôn Om Làng, xã Cao Dương (Lương Sơn), anh Bùi Văn Quyền khi đang khai thác đá bị trượt chân ngã xuống chân núi tử vong…

Mỗi cơ quan một số liệu

Theo thống kê của Công an tỉnh, từ đầu năm đến ngày 11/7, trên địa bàn tỉnh xảy ra 12 vụ TNLĐ, làm 12 người chết, 1 người bị thương. Trong đó, trên địa bàn huyện Lương Sơn xảy ra 4 vụ, Đà Bắc 3 vụ, Lạc Sơn 2 vụ; các huyện: Mai Châu, Yên Thủy, Tân Lạc mỗi nơi xảy ra 1 vụ. Đáng chú ý có 4 vụ, 4 người chết liên quan đến điện giật, phóng điện; 3 vụ, 3 người chết trong quá trình khai thác đá đều tại xã Cao Dương (Lương Sơn). Tai nạn xảy ra tại huyện Đà Bắc chủ yếu là người làm việc không theo hợp đồng lao động: đánh cá bằng kích điện bị điện giật ngã xuống hồ chết; đốt nương bị ngạt khói chết trên đường đi cấp cứu.

Trong khi đó, số liệu của Sở LĐ-TB&XH, cùng thời gian trên chỉ xảy ra 6 vụ TNLĐ. Khi phóng viên nêu thông tin cụ thể tình hình vụ việc, phòng chức năng của Sở mới biết. Lý giải về điều này, đồng chí Lương Bá Khiêm, Chánh Thanh tra Sở LĐ-TB&XH cho biết: Do công tác phối hợp giữa các cơ quan, các cấp chưa tốt, việc báo cáo thông tin vụ việc chưa thực hiện theo quy định. Cụ thể, 2 vụ TNLĐ liên tiếp tại mỏ đá ở xã Cao Dương, 3 vụ TNLĐ ở huyện Đà Bắc, Thanh tra Sở không nhận được thông tin. Vụ TNLĐ do chặt cây đổ vào đường dây 35 KV bị phóng điện tử vong tại xã Quyết Chiến (Tân Lạc) cũng phải hơn 1 tháng sau Thanh tra Sở mới nắm được. Đó là chưa kể có thể có những vụ TNLĐ mà chủ sử dụng lao động có thỏa thuận ngầm và cố tình che giấu cơ quan chức năng, nhất là trong lĩnh vực khai thác khoáng sản. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc đánh giá đúng thực trạng, điều tra nguyên nhân, giải quyết vụ việc và để tham mưu cho cấp trên trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa TNLĐ. Cũng theo Nghị định số 39, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH quyết định thành lập Đoàn điều tra TNLĐ cấp tỉnh theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở. Đoàn tiến hành điều tra và lập biên bản xác minh TNLĐ.

Còn hạn chế, thiếu sót trong quản lý và đảm bảo ATVSLĐ

Đồng chí Ngô Ngọc Thu, Trưởng phòng Việc làm - ATLĐ (Sở LĐ-TB&XH) cho biết: 65% vụ TNLĐ do lỗi của người lao động. Vẫn còn sự chủ quan, bất cẩn, không tuân thủ quy định hoặc thiếu hiểu biết trong khi lao động. Trong khi đó, kết quả kiểm tra công tác ATVSLĐ, PCCN của đoàn kiểm tra liên ngành trong Tháng hành động tại 19 doanh nghiệp cho thấy còn nhiều hạn chế. Không ít doanh nghiệp thực hiện công tác này chủ yếu tự phát, theo kinh nghiệm, không nắm được các quy định mới, không chủ động huấn luyện cho người lao động, không tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro tại nơi làm việc để có biện pháp phòng ngừa. Một số doanh nghiệp nhỏ chưa nghiêm túc, tự giác thực hiện các quy định: hệ thống chiếu sáng, hút bụi, chống ồn chưa đầy đủ; chưa có biển hướng dẫn quy trình vận hành máy, thiết bị… Đoàn đã đưa ra 131 kiến nghị yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện trong thời gian tới. ở BCĐ cấp huyện mới kiểm tra được 15/20 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nội dung kiểm tra chưa đảm bảo chất lượng, chưa chỉ ra cho doanh nghiệp những cái được, thiếu sót và hướng dẫn thực hiện công tác ATVSLĐ theo quy định của pháp luật. Đoàn đã đưa ra 5 kiến nghị đối với BCĐ huyện Lạc Thủy, Đà Bắc.

Tăng cường quản lý, tuyên truyền, huấn luyện ATLĐ

Trước tình hình TNLĐ liên tiếp xảy ra, trong 2 ngày 5 - 6/7, Văn phòng UBND tỉnh đã ban hành 2 văn bản gửi Sở LĐ-TB&XH thông báo ý kiến của đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường quản lý, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATLĐ. Ngày 11/7, Sở LĐ-TB&XH đã ban hành văn bản gửi UBND các huyện, thành phố về tăng cường tuyên truyền, huấn luyện và quản lý ATVSLĐ. Theo đó, đề nghị UBND các huyện, thành phố, đoàn điều tra TNLĐ tỉnh tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05, ngày 30/3/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường quản lý công tác ATVSLĐ, PCCN. Tổ chức tuyên truyền Luật ATVSLĐ. Luật này có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 nhưng đến thời điểm đầu tháng 7/2017, nhiều huyện chưa tổ chức tuyên truyền, tập trung vào những địa phương nhiều doanh nghiệp như TP Hòa Bình, huyện Lương Sơn… Kiên quyết xử lý vi phạm các quy định về ATVSLĐ. Có văn bản yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động phải tuyên truyền, huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động trước khi làm việc. Huấn luyện định kỳ, huấn luyện lại theo quy định. Kiểm định kỹ thuật ATLĐ, khai báo sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ… Đoàn điều tra TNLĐ tỉnh phối hợp nhanh chóng làm rõ nguyên nhân các vụ TNLĐ. Yêu cầu các công ty để xảy ra TNLĐ kịp thời hỗ trợ, giải quyết chế độ cho gia đình nạn nhân theo đúng quy định.

Thực tế cho thấy, cần có sự vào cuộc tích cực từ cả 3 phía: cơ quan chức năng, doanh nghiệp, người lao động. Trong đó cần tập trung tuyên truyền ATLĐ cho những người làm việc không theo hợp đồng lao động. Người lao động nâng cao hiểu biết, tuân thủ các quy định về ATLĐ.


                   Cẩm Lệ

Điều 10, Nghị định số 39 quy định về thời gian, nội dung khai báo TNLĐ: khi biết tin xảy ra TNLĐ làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ 2 người trở lên, người sử dụng lao động phải khai báo bằng cách nhanh nhất với Thanh tra Sở LĐ-TB&XH, trường hợp có người chết đồng thời báo ngay cho công an cấp huyện. Khi biết tin xảy ra TNLĐ đối với người làm việc không theo hợp đồng lao động, gia đình nạn nhân hoặc người phát hiện báo ngay cho UBND cấp xã nơi xảy ra. Khi tai nạn có người chết hoặc có 2 người bị thương nặng trở lên, UBND cấp xã nơi xảy ra sự việc phải báo bằng cách nhanh nhất cho Thanh tra Sở LĐ-TB&XH và công an cấp huyện.


Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục