Viêm gan vi-rút là bệnh truyền nhiễm phổ biến gây ra hậu quả rất nghiêm trọng về sức khỏe, dẫn đến chết người do các biến chứng nguy hiểm như suy gan cấp, xơ gan và ung thư gan. Viêm gan vi-rút đã trở thành "kẻ giết người thầm lặng”, khi số người chết do căn bệnh này đã vượt qua tổng số người chết vì lao, sốt rét cộng lại và nhiều hơn cả HIV/AIDS. hưởng ứng ngày viêm gan thế giới (28-7) tổ chức y tế thế giới kêu gọi các nước xây dựng kế hoạch hành động để tiến tới loại trừ bệnh viêm gan.


Lấy máu xét nghiệm vi-rút viêm gan cho người dân tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Có năm loại vi-rút (A, B, C, D, E) gây bệnh viêm gan, trong đó vi-rút viêm gan B và C có ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhiều nhất. Theo số liệu được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố, hiện nay, trên toàn thế giới có khoảng 325 triệu người (tương đương 4% số dân thế giới) đang bị nhiễm vi-rút viêm gan B và C; ước tính có khoảng 57% số người nhiễm sẽ tiến triển thành xơ gan và 78% số người bệnh này sẽ bị ung thư gan tiên phát. Mỗi năm, toàn thế giới có khoảng 1,34 triệu người chết do viêm gan B và C. Theo kết quả điều tra gánh nặng bệnh tật toàn cầu cho thấy, viêm gan vi-rút là nguyên nhân đứng thứ bảy trong số các nguyên nhân gây chết người nhiều nhất.

Việt Nam là một trong 28 quốc gia trên toàn cầu, và là một trong chín quốc gia ở khu vực Tây Thái Bình Dương có tỷ lệ viêm gan mãn tính và gánh nặng rất lớn từ căn bệnh này. Viêm gan vi-rút B và C được xếp là vấn đề y tế công cộng. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này đều cho rằng viêm gan vi-rút là bệnh vô cùng nguy hiểm, tuy vậy người dân cũng như cộng đồng xã hội chưa quan tâm vì nó diễn biến một cách âm thầm, không rầm rộ như HIV/AIDS và một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác. 

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nhiễm viêm gan vi-rút B là khoảng 6% số dân, nhiều vùng tỷ lệ này lên đến 20%; vùng sâu, vùng xa có tỷ lệ mắc cao hơn do điều kiện chăm sóc y tế chưa thuận lợi. Viêm gan vi-rút C có tỷ lệ mắc từ 0,4% đến 4% số dân; nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh là nhóm tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục đồng giới... Theo kết quả mô hình ước tính gánh nặng bệnh tật do vi-rút viêm gan B và C do các chuyên gia của WHO và Bộ Y tế phối hợp nghiên cứu vừa được công bố thì cả nước hiện có khoảng 8,7 triệu người nhiễm vi-rút viêm gan B mãn tính và khoảng gần một triệu người nhiễm vi-rút viêm gan C mãn tính. Số người chết do nhiễm hai loại vi-rút này lên đến khoảng 30 nghìn người. 

Những năm gần đây, công tác điều trị và dự phòng căn bệnh này đã có những tiến bộ rõ rệt. Việc thực hiện tiêm chủng vắc-xin viêm gan B đã giúp hạ thấp tỷ lệ viêm gan vi-rút B trong cộng đồng, nhất là đối với trẻ em. Nhiều tỉnh, thành phố do thực hiện tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh đủ ba liều cơ bản, đã giúp giảm tỷ lệ nhiễm vi-rút viêm gan B chỉ còn từ 0,5 đến 1,5% số trẻ em ở nhóm dưới 10 tuổi. Đáng chú ý, đến nay, đã có thuốc chữa trị khỏi bệnh hoàn toàn vi-rút viêm gan B, vì thế, nếu được điều trị đúng phác đồ đều có kết quả tốt, người bệnh hoàn toàn ổn định khỏe mạnh, lao động, học tập bình thường. Các cơ sở y tế trong nước cũng có bước tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực ghép gan, khi đã có 60 người bệnh được ghép gan, tỷ lệ thành công tương đương với các nước tiên tiến trên thế giới. Bên cạnh đó, Hội Gan Mật Việt Nam đã xây dựng một bản đồng thuận, hướng dẫn cho các hội viên trên toàn quốc về phương pháp dự phòng, điều trị bệnh viêm gan vi-rút B và C. 

Tuy nhiên, những hậu quả và gánh nặng bệnh tật do viêm gan vi-rút B và C vẫn còn rất lớn. Điều đó đòi hỏi các cơ quan chuyên môn cần tập trung nghiên cứu, đề xuất, đưa ra giải pháp để phòng, chống hiệu quả căn bệnh này và tiến tới loại trừ bệnh viêm gan như mục tiêu WHO đưa ra. Theo TS Đinh Quý Lan, Chủ tịch Hội Gan Mật Việt Nam, các cơ quan chuyên môn cần khuyến cáo cho mọi người dân chú ý chống lại các nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm gan, trong đó có nguy cơ truyền máu không an toàn, tiêm chích không an toàn. Yêu cầu tất cả các dịch vụ y tế phải bảo đảm sử dụng thiết bị vô trùng trong phục vụ người bệnh; kiểm soát chặt chẽ tất cả các hoạt động hiến máu và truyền máu. Đặc biệt, vận động những bà mẹ mang thai bị nhiễm vi-rút viêm gan B, hoặc bị viêm gan B mãn tính cần được sinh con ở những cơ sở y tế có đủ điều kiện tiêm dự phòng cho các cháu trong khoảng 24 giờ sau sinh và cần tiêm đủ ba mũi cơ bản.

Tổ chức phát hiện những nguồn lây bệnh rải rác trong cộng đồng bằng cách vận động những người chưa xét nghiệm tìm vi-rút viêm gan B và vi-rút viêm gan C cần đến cơ sở y tế để làm các xét nghiệm tìm vi-rút. Vì những người mang vi-rút viêm gan là trung tâm để truyền bệnh cho gia đình, cộng đồng. Cần phát hiện những người mang vi-rút để lập kế hoạch khoanh vùng không cho lây lan. Đồng thời tiến hành sàng lọc đối với những người nhiễm vi-rút để phát hiện những người đã bị viêm gan, xơ gan hoặc ung thư gan; từ đó lập kế hoạch chăm sóc và điều trị hiệu quả.

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh viêm gan vi-rút giai đoạn 2015-2019 với mục tiêu giảm lây truyền vi-rút viêm gan và tăng khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ dự phòng, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh viêm gan vi-rút. Bản Kế hoạch đã đưa ra năm nhóm giải pháp để định hướng các hoạt động phòng, chống viêm gan vi-rút của các đơn vị, địa phương trên phạm vi cả nước. Bên cạnh đó, WHO cũng ban hành Chiến lược y tế toàn cầu về phòng, chống viêm gan giai đoạn 2016-2021. Đây là những giải pháp tổng thể phòng, chống bệnh viêm gan quy mô quốc tế cũng như trong nước những năm tới.

                                                          Theo Báo Nhandan

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục