(HBĐT) - Nhắc đến bà giáo về hưu với bài thuốc chữa u hạch nổi tiếng, người trong vùng không ai không biết đến bà Lê Thị Lượng, xóm Hạ Sơn, xã Tú Sơn (Kim Bôi). Bà Lượng hiện là thành viên Hội đông y huyện Kim Bôi, hội viên Hội đông y xã Tú Sơn, được cấp giấy chứng nhận của Hội đông y tỉnh Hòa Bình về nghề thuốc nam.



Lương y Lê Thị Lượng, xóm Hạ Sơn, xã Tú Sơn (Kim Bôi) bốc thuốc trị bệnh cứu người.

 Nghề thuốc nam đến với bà có lẽ cũng là một cái duyên. Bà Lượng kể: "Cách đây hơn chục năm, khi còn là giáo viên trường mầm non xã Thu Phong (Cao Phong), tôi bị bướu cổ nặng lắm. Sống với cái bướu cổ to như quả trứng hàng mấy năm trời khiến tôi đau đớn, khổ sở. Khi xuống khám và điều trị tại Bệnh viện tỉnh rồi Bệnh viện Trung ương, vì bướu đã tồn tại quá lâu khiến việc phẫu thuật có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, vì vậy các bác sĩ khuyên tôi sử dụng thuốc tây. Uống nhiều thuốc, nằm viện nửa năm trời, người tôi gầy và xanh xao, chức năng gan và thận cũng kém đi nhiều nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Sau đó, một người cùng xóm đến thăm đã mách tôi về một bài thuốc của một cụ già chữa thuốc, tôi cũng cắt thuốc về dùng thử. Uống được vài thang thuốc, cảm thấy khối u xẹp đi hẳn rồi dần dần biến mất hoàn toàn”.

 
Sau lần "chết đi sống lại”, thấu hiểu được những đau đớn của căn bệnh quái ác, bà Lượng liền xin học lại bài thuốc quý đó để sau này có thể cứu người, giúp đời. Vì chưa có kiến thức về ngành y nên trong quá trình học, bà ghi chép rất tỉ mỉ cẩn thận cách phân biệt các loại thảo dược, rễ cây, cách chế biến, công thức để bốc thuốc. Hàng ngày, cứ sau giờ lên lớp, bà lại lên núi tìm, nghiên cứu các loại thảo dược. Với niềm say mê học hỏi, sau 2 năm bà đã có thể tự tay bốc thuốc cứu người. Đến nay, ngoài bệnh về u bướu, bà còn chữa được các loại bệnh liên quan đến gan, thận, dạ dày, xương khớp, tiểu đường, mỡ máu... Bà Lượng cho biết: "Công thức làm thuốc cũng không cầu kỳ lắm. Ngoài thành phần là các cây thuốc quý trong rừng, một số thành phần khác được làm từ những loại cây, cỏ rất quen thuộc mà hàng ngày chúng ta thường gặp. Tất cả đều được lấy về đem phơi khô rồi tùy từng bệnh nhân nặng hay nhẹ mà lựa chọn tăng, giảm vị thuốc. Thời điểm tốt nhất để hái thuốc vào cuối đông và chớm xuân thì tác dụng chữa bệnh sẽ tốt hơn”. Hiện tại, mảnh vườn nhà rộng 360 m2, bà Lượng đem những cây thuốc quý trên rừng về trồng ngay trong vườn để tăng thêm nguồn dược liệu phục vụ người bệnh.
 
Bà Đinh Thị Chắt ở xã Thượng Bì (Kim Bôi), dù đã 60 tuổi nhưng bướu cổ theo bà cả chục năm nay. Nhiều lúc đi làm đồng, đầu bà phải nghẹo hẳn sang một bên để bớt đau. Do điều kiện kinh tế khó khăn, không thể lên Bệnh viện tỉnh chữa trị được, bà tìm đến bà Lượng mong được chữa trị. Từ khi cắt thuốc cho đến khi khỏi hẳn bệnh chưa đến 1 tháng, bà Chắt vui lắm, làm thịt cả con lợn để cảm ơn bà Lượng.
 
Không chỉ những người dân trong huyện tìm đến bà Lượng để chữa trị, nhiều người ở các tỉnh, thành phố mắc những căn bệnh nay đã được bà cứu chữa điển hình như trường hợp của anh Trần Quốc Hưng ở xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Chữa chạy khắp nơi nhưng không khỏi, đầu năm 2017, anh đến cầu cứu bà Lượng với một ổ bướu cổ mà theo như lời bà mô tả như một "rổ trứng gà” ở trên cổ. Sau khi dùng thuốc của bà một thời gian, "rổ trứng gà” đó biến mất hoàn toàn. Từ đó, các đơn hàng mua thuốc của bà từ các tỉnh bạn ngày một nhiều. Nhiều người bệnh ở Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Giang... cũng tìm đến nhờ bà chữa trị.
 
Trong cuốn sổ khám bệnh của bà Lượng vẫn còn giữ lá thư cảm ơn của chị Nguyễn Thị Thu, cán bộ Viện Kiểm sát thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Sau khi đọc được những phản hồi tích cực trên mạng xã hội từ bài thuốc thần kỳ của bà, khối u tuyến giáp có nguy cơ di căn sang ung thư của chị có cơ hội được chữa khỏi. Chỉ với vài trăm nghìn đồng tiền thuốc được gửi qua đường bưu điện, sau 2 tháng, các bác sĩ phòng khám siêu âm kết luận khối u trên cổ của chị đã biến mất hoàn toàn.
 
Từ đầu năm đến nay, bà Lượng đã chữa trị cho trên 70 người, còn tính từ khi bà đến với nghề thuốc nam có lẽ đến cả nghìn người. Nhiều người bệnh hoàn cảnh khó khăn, bà tận tình cứu giúp mà không tính bất cứ chi phí nào. Bà Lượng cho biết: "Việc chữa trị bằng thuốc nam có ưu điểm là lành, các vị thuốc đều có tác dụng tiêu độc, không có tác dụng phụ. Hơn nữa, bài thuốc không tốn kém vì nó được làm từ những thảo dược có sẵn trong thiên nhiên, chỉ mất công đi kiếm nên việc chữa trị cũng là lấy công làm lãi mà thôi”.
 
"Thuốc nam bà Lượng” đang là địa chỉ tin cậy của không chỉ người dân trong vùng mà còn là niềm hy vọng của nhiều bệnh nhân từ các tỉnh, thành khác. Bà Lượng cho biết: "Làm nghề thầy thuốc quan trọng là cái tâm, chữa khỏi bệnh cho người thì tích thêm đức cho đời. Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp - giúp đời, giúp người chính là làm trọn vẹn tâm nguyện của người thầy thuốc”.

 Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: Lương y Lê Thị Lượng, xóm Hạ Sơn, xã Tú Sơn (Kim Bôi)

Số điện thoại: 035.4924.383


                                                                        Hoàng Anh

 


Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục