(HBĐT) - Hơn 1 tháng nay, con anh Nguyễn Mạnh Hùng ở tổ 4, phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình có triệu chứng ho, sổ mũi. Anh Hùng cho biết: Ban đầu, bị tôi nghĩ chắc thời điểm giao mùa nên trẻ hay bị triệu chứng như vậy. Tôi chữa cho cháu bằng cách dân gian như ngậm mật ong, chanh. Buổi sáng xúc miệng bằng nước muối. Sau vài ngày không thấy đỡ, các triệu chứng nặng hơn, nhất là về đêm cháu ho nhiều. Tôi ra hiệu thuốc tả bệnh để mua kháng sinh. Uống được vài ngày không thấy đỡ cũng bỏ thuốc. Thấy cháu ngày càng nặng, tôi đưa đi khám ở phòng khám tư. Sau khi khám bác sĩ kết luận cháu bị viêm họng và viêm mũi. Uống thuốc được một tuần, cháu hết sổ mũi nhưng triệu chứng ho vẫn dai dẳng.

Cán bộ y tế Trạm Y tế xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn tăng cường công tác truyền thông, thăm khám sức khỏe trẻ em thời điểm giao mùa.

Không chỉ có con anh Hùng, lớp học của con anh cũng có nhiều cháu bị ho và sổ mũi kéo dài. Có cháu phải nghỉ học cả tuần, điều trị dai dẳng nhưng không đỡ.

Bác sĩ Đinh Thị Diệu, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Trong thời điểm giao mùa, bệnh nhân nhi vào khoa tăng đáng kể. Thời tiết nóng ẩm mùa hè cùng với ô nhiễm môi trường, sự giao lưu đi lại tăng cao là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển mạnh. Trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh đề kháng yếu nên thường bị bệnh đường hô hấp và tiêu hóa. Nhiều cháu ho kéo dài. Không chỉ có những bệnh về đường hô hấp, thời điểm giao mùa còn xuất hiện nhiều dịch bệnh như tiêu chảy, tay - chân - miệng, sốt xuất huyết…

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, hiện nay, tình hình bệnh tay - chân - miệng có xu hướng gia tăng. Toàn miền Bắc đã ghi nhận hơn 300 trường hợp mắc bệnh tại 26/28 tỉnh, thành phố, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2017. Để chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh tay - chân - miệng, Trung tâm đề nghị Trung tâm Y tế các huyện, thành phố tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca bệnh, ổ dịch. Điều tra, xử lý các ổ dịch theo đúng quy định. Tăng cường thu thập các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân gửi về Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh để gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xác định tác nhân gây bệnh. Tăng cường công tác truyền thông các biện pháp phòng, chống bệnh cho người dân, đặc biệt là các trường mầm non trên địa bàn. Xem xét tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường, khử khuẩn phòng, chống dịch bệnh. Để phòng tránh bệnh giao mùa cần giữ môi trường sống thông thoáng, trong lành nhằm hạn chế sự lây nhiễm của các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Phát quang môi trường, loại bỏ những nơi nước đọng nhằm ngăn chặn sự phát triển của muỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết. Ngoài ra, tạo thói quen ngủ màn, tham gia phong trào diệt lăng quăng… để thực hiện tốt phương châm "nhà không lăng quăng thì không bệnh sốt xuất huyết”. Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt như ăn chín, uống sôi, vệ sinh tay, chân, miệng khi trẻ đi lớp về. Việc chế biến và bảo quản đồ ăn, thức uống phải tuân thủ chặt chẽ quy định an toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ Y tế nhằm loại trừ tối đa các tác nhân gây bệnh ở đường tiêu hóa có thể gây hại cho sức khỏe. Các bà mẹ không để trẻ nằm quạt trực tiếp. Lau lưng, nách, bẹn khi có mồ hôi. Tiêm phòng đầy đủ tất cả những loại bệnh lý nguy hiểm phù hợp với lứa tuổi bằng các loại vắc xin sẵn có, giúp cơ thể trẻ được bảo vệ tốt nhất.

Việt Lâm


Các tin khác


Bảo hiểm y tế - điểm tựa chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng, Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của nhân dân. Tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh (KCB).

Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục