(HBĐT) - Chỉ trong tháng 5/2018, trên địa bàn huyện Lương Sơn đã ghi nhận 2 vụ ngộ độc. Trong đó 1 vụ ở xóm Suối Sỏi, xã Tân Thành ngộ độc lá du mại gây tử vong; 1 vụ ở xóm Giếng êm, xã Nhuận Trạch với 2 ca ngộ độc cây sâm Hàn Quốc phải nhập viện. Đây là hồi chuông báo động cho sự cần thiết tăng cường đảm bảo ATTP, phòng - chống ngộ độc thực phẩm, nhất là trong mùa hè.



Người dân huyện Lương Sơn phát triển các sản phẩm nông sản hữu cơ đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng - chống ngộ độc.

Thực tế cho thấy, hàng năm, tình hình ô nhiễm thực phẩm, ngộ độc thực phẩm thường diễn ra phức tạp và có chiều hướng gia tăng vào mùa hè. Nguyên nhân chính là do thời tiết nóng ẩm, tình trạng thiếu nước sạch để chế biến, bảo quản thực phẩm không đảm bảo. Tình trạng sử dụng nguyên liệu thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm nhập lậu, ô nhiễm môi trường gia tăng... Đặc biệt, huyện Lương Sơn giáp ranh với Thủ đô Hà Nội và có khu công nghiệp với hơn 12.000 công nhân đang làm việc. Do đó, vấn đề đảm bảo vệ sinh ATTP, phòng - chống ngộ độc luôn được chú trọng. Cũng trong tháng 5/2018, đoàn kiểm tra Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Sở NN &PTNT) đã thành lập đoàn thanh tra đột xuất cơ sở sản xuất, kinh doanh giò, chả tại huyện Lương Sơn. Trong quá trình kiểm tra đã phát hiện 3 cơ sở sản xuất, kinh doanh giò, chả tại thị trấn Lương Sơn có sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng (hàn the) và phụ gia thực phẩm được sử dụng nhưng không đúng đối tượng thực phẩm (Benzoat).
 
Trước thực tế này, đồng chí Quách Thị Kiều, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Để đảm bảo ATTP, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra, huyện yêu cầu các xã, thị trấn tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13, ngày 9/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP. Tăng cường công tác truyền thông kiến thức ATTP, các bệnh lây truyền qua đường thực phẩm để nâng cao trách nhiệm, chuyển đổi hành vi mất ATTP trong cộng đồng. Đồng thời phổ biến các quy định bảo đảm ATTP đối với dịch vụ kinh doanh ăn uống, các bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố bán tại cổng các trường học, bệnh viện, khu công nghiệp.
 
Huyện tăng cường tuyên truyền cũng như đôn đốc kiểm tra thực hiện ăn chín, uống sôi; rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi giết mổ phân phối và chế biến thịt gia cầm; tiệt trùng bát, đũa trước khi ăn uống; hướng dẫn lựa chọn, sơ chế, chế biến, bảo đảm thực phẩm an toàn. Đặc biệt, công tác tuyên truyền nhấn mạnh vào việc để người dân tuyệt đối không đánh bắt, thu hái, kinh doanh, sử dụng các loại thực phẩm lạ như: ốc, nấm, quả lạ, lá cây, rau rừng không biết rõ hoặc trước đó đã có người bị ngộ độc để chế biến thực phẩm.
 
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết thêm: Huyện tập trung chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát, hậu kiểm tra ATTP đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm. Đặc biệt là kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh rau, củ quả, bánh kẹo, rượu, cơ sở sản xuất thức ăn nhanh, kinh doanh nước giải khát, bia, nước đá, cơ sở kinh doanh gia súc, gia cầm, bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống... Phát hiện sớm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định ATTP, công khai vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời cảnh báo cộng đồng.
 
Đồng thời, huyện chủ động phối hợp với Sở Y tế chuẩn bị sẵn sàng phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư... để tham gia phòng - chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua đường thực phẩm khi cần thiết.
 

                                                                             Dương Liễu

 


Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục