(HBĐT) - Từ năm 2015 - 2017, xã Lạc Thịnh liên tiếp dẫn đầu huyện Yên Thủy về việc thực hiện các chính sách dân số. Trong 7 tháng đầu năm 2018, tổng số trẻ sinh ra trên địa bàn là 41 trẻ, tỷ suất sinh thô 6,24%, tỷ số giới tính khi sinh là 105 bé trai/100 bé gái, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 2,89%.


Cán bộ dân số xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy tuyên truyền, phổ biến các giải pháp nâng cao chất lượng dân số cho người dân.

 

Trên địa bàn xã không xảy ra trường hợp tảo hôn. Tuy nhiên, tình trạng sinh con thứ 3 vẫn cao. Để nâng cao chất lượng dân số, xã Lạc Thịnh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp, nỗ lực khắc phục khó khăn để ổn định các chỉ tiêu dân số, không ngừng nâng cao chất lượng dân số gắn với phát triển KT-XH của địa phương.

Đồng chí Nguyễn Văn Tùng, Trưởng trạm y tế xã Lạc Thịnh cho biết: Thực hiện Chương trình hành động của Huyện ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 21 - NQ/TW (Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng khóa XII) "Về công tác dân số trong tình hình mới”, huyện Yên Thủy đã ban hành kế hoạch cụ thể, đề ra giải pháp ổn định quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số; nâng cao chất lượng dân số. Ngay từ đầu năm 2018, Ban Dân số - KHHGĐ xã tổ chức cho 18 cộng tác viên (CTV) dân số đi tập huấn về những điểm mới trong Nghị quyết số 21 - NQ/TW tại Trung tâm Dân số/ KHHGĐ huyện. Từ đó, CTV dân số nắm được những nội dung mới trong Nghị quyết. Tại các buổi tập huấn CTV dân số được tiếp thu một số nội dung: Quy mô dân số, thách thức về mức sinh; mối liên hệ giữa dân số và phát triển kinh tế; Dân số và lao động việc làm; những khó khăn trong công tác chăm sóc người cao tuổi; tình trạng lựa chọn giới tính khi sinh và hệ lụy… Ngoài ra, lực lượng CTV dân số không quản ngại trời nắng hay mưa đến từng gia đình tuyên truyền, vận động các hộ thực hiện chính sách dân số để nâng cao chất lượng dân số.

Bên cạnh đó, Ban Dân số - KHHGĐ xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các mô hình, đề án trong công tác dân số; phối hợp với các hội, đoàn thể tuyên truyền về vai trò, trách nhiệm của tập thể, cá nhân thực hiện chính sách dân số. Phối hợp với Hội Người cao tuổi tuyên truyền về nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi. Đẩy mạnh công tác truyền thông về dân số. Tổng số buổi truyền thông trên loa đài tại 15 xóm là 26 lượt; truyền thông trực tiếp tại hộ gia đình 378 lượt; truyền thông tại trạm y tế 6 lần; truyền thông lồng ghép 26 lượt. Nội dung truyền thông về lợi ích của việc khám sức khỏe hôn nhân, lợi ích của sàng lọc trước sinh và sơ sinh, chăm sóc SKSS vị thành niên, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Truyền thông can thiệp giảm tỷ lệ mắc bệnh tan máu bẩm sinh; tác hại của việc nạo phá thai; hậu quả của tảo hôn, kết hôn cận huyết thống đối với sức khỏe bà mẹ, trẻ em… Đề án xã hội hóa các biện pháp tránh thai được triển khai tới từng xóm, từng hộ gia đình. Hiện số cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai là 150 cặp.

Chị Bùi Thị ánh, cán bộ dân số - KHHGĐ xã Lạc Thịnh chia sẻ: Trong thời gian tới, Lạc Thịnh tiếp tục phấn đấu nâng cao chất lượng dân số gắn với sự phát triển kinh tế bằng việc thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trước hết là huy động sự tham gia của xã hội vào việc thực hiện công tác dân số - KHHGĐ; xã hội hóa công tác dân số. Kiểm soát, khống chế mất cân bằng giới tính khi sinh; nâng cao chất lượng chăm sóc SKSS. Tăng cường triển khai các loại hình cung cấp dịch vụ SKSS. Nhân rộng, phổ biến các mô hình, đề án nâng cao chất lượng dân số như: Đề án "Kiểm tra sức khỏe và tư vấn tiền hôn nhân”, "Sàng lọc trước sinh và sơ sinh”, "Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh”, "Xã hội hóa các phương tiện tránh thai”. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tiến độ và hiệu quả việc thực hiện chính sách dân số - KHHGĐ; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý các hành vi vi phạm chính sách dân số - KHHGĐ. Thường xuyên cử đội ngũ CTV dân số đi tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

Thu Thủy

 


Các tin khác


Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

5 cách hạ huyết áp không cần dùng thuốc

Huyết áp cao là nguy cơ hàng đầu làm tăng mắc bệnh tim và đột quỵ. Mặc dù nhiều người đang dùng thuốc để hạ huyết áp, nhưng đối với những người mắc chứng tăng huyết áp giai đoạn 1 không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc.

Ca tử vong do bệnh dại gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng chống

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế chiều 13/3 cho biết, 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Khu vực Tây Nguyên vẫn là điểm nóng về bệnh dại với 2/4 tỉnh có ca tử vong...

Bộ Y tế thông tin về nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT

Bộ Y tế cho biết trong thời gian qua, Bộ Y tế nhận được công văn của một số Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phản ánh một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định số 75/2023/NĐ-CP.

Tuổi trẻ Bệnh viện Đa khoa tỉnh xung kích, tình nguyện vì sức khỏe nhân dân

Chi đoàn thanh niên Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh hiện có gần 300 đoàn viên. Với sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện, chi đoàn có điều kiện thuận lợi để triển khai công tác đoàn và phong trào thanh niên. Tổ chức Đoàn luôn đồng hành cùng sự phát triển của Bệnh viện, tham gia thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ khám, chữa bệnh (KCB), góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Cấp giấy chứng nhận cho 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Tháng 2/2024, thực hiện thẩm định, đánh giá theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT, các cơ quan quản lý chuyên ngành tỉnh đã tiến hành đánh giá phân loại 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh (SX-KD) nông, lâm, thủy sản. Qua đó đánh giá 13 cơ sở xếp loại B.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục