(HBĐT) - Bệnh cao huyết áp ngày càng phổ biến và là yếu tố liên quan đến các bệnh tim mạch, mạch máu não... Vì vậy, người bệnh cần có chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để phòng ngừa huyết áp tăng cao.


Cán bộ Trạm y tế xã Tòng Đậu (Mai Châu) kiểm tra huyết áp cho bệnh nhân.

Triệu chứng bệnh cao huyết áp: Bệnh cao huyết áp mạn tính có triệu chứng lâm sàng thường gặp: đau đầu, chóng mặt, khó tập trung, giảm trí nhớ, tê bì chân tay, tăng tiểu đêm, đánh trống ngực, tức ngực và mệt mỏi. Huyết áp cao là triệu chứng biểu hiện tùy người, mỗi người mỗi khác. Ở giai đoạn đầu, gần như không có triệu chứng hoặc có nhưng không rõ ràng, thường xuất hiện cảm giác đau đầu, chóng mặt, xoay cổ khó khăn, mệt mỏi, đánh trống ngực... Có những người chỉ xuất hiện cao huyết áp trong các tình huống như: mệt mỏi, căng thẳng tinh thần, tâm trạng bất ổn, nếu nghỉ ngơi, huyết áp sẽ bình thường trở lại.

Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh cao huyết áp? Thường xuyên thả lỏng thư giãn tâm trạng, không nên có quá nhiều áp lực; luôn duy trì giấc ngủ ngon; duy trì chế độ ăn ít muối, ít chất béo; thay đổi những thói quen xấu, duy trì lối sống điều độ. Không nên bồi bổ quá nhiều. Duy trì nguyên tắc không hút thuốc, hạn chế uống rượu, ăn uống cân bằng, ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất xơ, hạn chế các món ăn quá bổ dưỡng, đồ ăn ngọt hoặc dầu mỡ; tập thể dục thích hợp, người bệnh cao huyết áp nên tập thể dục vừa phải để cải thiện chức năng tim mạch, ngăn ngừa huyết áp cao.

Những thực phẩm người cao huyết áp nên sử dụng:

- Khoai tây: Là thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp, ít calo, có nhiều chất dinh dưỡng, giàu chất chống ô xy hóa. Ăn khoai tây giúp làm giảm áp lực và bảo vệ tim.

- Rau cải vịt: Là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn của bệnh nhân cao huyết áp, rau giàu vitamin, các yếu tố vi lượng và chất chống oxy hóa, trong khi đó kali đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp.

- Tỏi: Ăn tỏi là một trong những biện pháp điều trị huyết áp hiệu quả nhất. Tỏi giàu sufide giúp duy trì sự ổn định của enzyme trong cơ thể, do đó tránh được cao huyết áp.

- Các loại đậu: Đậu nành, đậu Hà Lan và các loại đậu khác có chứa rất nhiều protein và các chất dinh dưỡng thiết yếu. Đậu có hàm lượng chất béo thấp, rất có lợi cho người cao tuổi bị bệnh huyết áp cao.

Khuyến cáo của Bộ Y tế đối với bệnh nhân cao huyết áp: Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, kiểm soát cân nặng của mình; tăng cường ăn rau xanh và hoa quả; giảm ăn muối xuống dưới 5 g/ngày; tích cực vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày; không hút thuốc, hạn chế uống rượu, bia; đo huyết áp thường xuyên là biện pháp đơn giản và quan trọng nhất để phát hiện sớm tăng huyết áp, đặc biệt đối với người trên 40 tuổi. Mỗi ngày hãy nhớ số đo huyết áp của mình. Người mắc bệnh huyết áp cao nên tuân thủ việc dùng thuốc và thực hiện đầy đủ chất dinh dưỡng, vận động theo lời khuyên của thầy thuốc.

Khi có những biểu hiện bất thường, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

 Minh Thủy (Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh)

 



Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục