Cuối giờ chiều ngày 18.9, bà Phạm Thu Xanh – Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng - đã kí báo cáo hỏa tốc số 359/BC-SYT về việc tiếp nhận cấp cứu, điều trị cho 4 trường hợp học sinh nghi ngộ độc thực phẩm tại các cơ sở y tế trên địa bàn.


4 cháu học sinh bị ngộ độc gồm: Đặng Thái Tuấn (11 tuổi), Lê Hoàng Anh (13 tuổi), Nguyễn Trung Tân (13 tuổi) đều trú tại ngõ 70 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng và Phạm Việt Hưng (16 tuổi), trú tại ngõ 193 Văn Cao, Ngô Quyền, Hải Phòng.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hải Phòng, diễn biến vụ việc như sau: Ngày 15.9, Trung tâm Y tế quận Lê Chân tiếp nhận cấp cứu 4 học sinh trên. Các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lơ mơ, da xanh tái, vã mồ hôi và buồn nôn. Qua khai thác nhanh gia đình và gọi hỏi bệnh nhân, được biết, trước khi nhập viện, các cháu uống chung chai sữa (không rõ thành phần bên trong), sau đó xuất hiện các triệu chứng trên.

Sau khi xử trí ban đầu, Trung tâm Y tế quận Lê Chân đã chuyển các bệnh nhân Đặng Thái Tuấn, Lê Hoàng Anh và Nguyễn Trung Tân đến Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng; cháu Phạm Việt Hưng (16 tuổi) được chuyển Bệnh viện Việt Tiệp.


Khoa cấp cứu Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng - nơi cấp cứu 3 bệnh nhân ngộ độc sau uống sữa.

Tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng, 3 bệnh nhân được chẩn đoán sơ bộ theo dõi ngộ độc thức ăn, khám các cơ quan khác không có dấu hiệu bệnh lý. Các y bác sĩ đã làm xét nghiệm cơ bản, rửa dạ dày, truyền dịch, lợi tiểu, theo dõi sát toàn trạng mạch, ý thức, nhịp thở.

Sau 1 ngày theo dõi và điều trị, các bệnh nhân đã tỉnh, môi chi hồng, đồng tử hai bên đều, phản xạ ánh sáng tốt, nên gia đình đã ký cam kết xin ra viện. Các bệnh nhân cho biết, trước đó, các cháu đã uống sữa có pha tinh dầu CBD oil, sau đó xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, chóng mặt dữ dội, rồi nôn mửa, lơ mơ. Vật phẩm là chai sữa mà các cháu uống đã được người nhà mang đến Bệnh viện Trẻ em, sau đó bàn giao cho cán bộ Công an phường Lạch Tray.

Bệnh nhân Phạm Việt Hưng (16 tuổi) vào khoa Cấp cứu Bệnh viện Việt Tiệp lúc 15h ngày 15.9 với triệu chứng nôn, hoa mắt chóng mặt, cũng được rửa dạ dày cấp cứu, truyền dịch, đến chiều ngày 16.9, sức khỏe ổn định nên gia đình xin cho bệnh nhân xuất viện. Bệnh nhân được chẩn đoán khi ra viện là theo dõi ngộ độc thuốc gây nghiện, chẩn đoán phân biệt ngộ độc thực phẩm, gia đình không đồng ý làm xét nghiệm tìm độc chất.

Theo báo cáo, ngay sau khi nhận được thông tin về vụ việc, Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng đã chỉ đạo các đơn vị khám chữa bệnh tập trung cao cho công tác cấp cứu, điều trị cho các cháu, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan (Công an, các đơn vị y tế dự phòng) để thực hiện các công tác về xác định nguyên nhân; đồng thời, chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thực hiện công tác giám sát, điều tra ngộ độc thực phẩm.

Trước đó, trong sáng ngày 18.9, Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hải Phòng đã có cuộc họp khẩn với đại diện sở Y tế, Công an quận Ngô Quyền, Công an phường Lạch Tray, Trung tâm y tế quận Lê Chân để làm rõ nội dung báo chí thông tin phản ánh vụ việc "4 cháu nhỏ Hải Phòng nghi bị sốc ma túy do uống chung chai sữa”. Sở Y tế Hải Phòng đã khẳng định nội dung phản ánh các cháu "bị ngộ độc, sốc chất ma túy” là không có căn cứ.Hiện sức khỏe các cháu cơ bản ổn định.

Hiện chai sữa các cháu uống dở đang được công an lưu giữ, Sở Y tế Hải Phòng đề nghị UBND TP Hải Phòng chỉ đạo cơ quan công an tiến hành xác minh theo nghiệp vụ và có trả lời chính thức việc có chất gây nghiện bên trong chai sữa gây ngộ độc như báo chí đã đưa tin.


Theo Laodong

Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục