(HBĐT) - Những năm gần đây, được sự hỗ trợ từ các dự án, chương trình của Nhà nước cùng sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền xã, đội ngũ cán bộ, y, bác sỹ trạm y tế xã Lũng Vân (Tân Lạc) đã chú trọng đẩy mạnh việc tuyên truyền, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân. Từ đó trở thành địa chỉ tin cậy của bà con trên địa bàn xã và các khu vực lân cận.



Cán bộ, y, bác sỹ Trạm y tế xã Lũng Vân (Tân Lạc) khám, chữa bệnh cho người dân.

8h sáng, nhân dân đã tập trung khá đông tại Trạm y tế xã Lũng Vân để xếp hàng chờ đến lượt khám, chữa bệnh. Đội ngũ y, bác sỹ ân cần hỏi thăm và trò chuyện với nhau bằng tiếng dân tộc Mường. Không chỉ người dân xã Lũng Vân mà còn ở các xã Quyết Chiến, Bắc Sơn trong huyện và khu vực lân cận thuộc tỉnh Thanh Hóa đến khám, chữa bệnh tại đây. Ông Đinh Công Oảnh, xã Quyết Chiến chia sẻ: "Năm nay tôi đã trên 70 tuổi nhưng đều đặn mỗi tháng, cháu tôi đều đưa đến trạm y tế xã Lũng Vân để kiểm tra sức khỏe. Tuy đường sá đi lại có chút vất vả nhưng đã trở thành thói quen, hơn nữa, các y, bác sỹ ở đây rất nhiệt tình và hiểu rõ được tình trạng sức khỏe của tôi từ lâu nên tôi rất tin tưởng”.

Hiện nay, trạm y tế xã có 1 bác sỹ đa khoa, 1 y sỹ, 1 điều dưỡng, 1 y tá, 1 cán bộ dân số và 1 dược sỹ. Để phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, trạm có 13 phòng chức năng, trong đó có 2 phòng bệnh và 5 giường bệnh. Các loại máy móc, trang thiết bị y tế đáp ứng được nhu cầu thăm khám một số bệnh cơ bản. Từ đầu năm đến nay, trạm đã khám, chữa bệnh cho gần 1.700 lượt người, chủ yếu là khám BHYT. Bên cạnh công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, trạm y tế xã luôn quan tâm, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ như tiêm phòng, tổ chức khám thai định kỳ, tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em, phòng chống suy dinh dưỡng…

Trạm thực hiện tốt công tác y tế dự phòng và các chương trình mục tiêu y tế quốc gia. Đội ngũ y, bác sỹ chủ động tuyên truyền, tham mưu cho UBND xã phối hợp với các hội, đoàn thể tổ chức tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo mùa, xử lý rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh, thực hiện ăn chín uống sôi… bằng hình thức phong phú, đa dạng như treo băng rôn, kết hợp giao lưu văn nghệ, lồng ghép trong các buổi họp xóm hoặc trực tiếp tuyên truyền đến từng gia đình… Nhờ vậy, nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao. Nhiều năm qua, trên địa bàn xã không có dịch bệnh lớn xảy ra, sức khỏe người dân được đảm bảo. 

Để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân, đội ngũ cán bộ, y, bác sỹ của trạm không ngừng học hỏi, thường xuyên tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao tay nghề, trình độ, chuyên môn, hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Để theo dõi và nắm chắc tình hình sức khỏe của người dân từng khu vực, trạm duy trì tốt việc giao ban hàng tháng với đội ngũ cán bộ y tế thôn bản. 

Bác sỹ Bùi Thị Quyên, Trạm trưởng Trạm y tế xã Lũng Vân cho biết: "Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ, y, bác sỹ của trạm luôn tâm huyết, tận tình, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Không ngừng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, nâng cao trình độ, chuyên môn, sử dụng hiệu quả các trang thiết bị y tế phục vụ khám, chữa bệnh. Bên cạnh đó, hàng tuần, đội ngũ y, bác sỹ trạm giao ban để phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người, nhận xét, đánh giá những hoạt động trong tuần qua, từ đó thấy được những ưu, nhược điểm và cùng nhau khắc phục ”.

Với những nỗ lực không ngừng trong công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân, năm 2005, Trạm y tế xã Lũng Vân được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế và giữ vững cho đến nay.


Linh Nhật


Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục