Với việc đưa vào khu điều trị I-131, Bệnh viện K bước thêm một bước phát triển quan trọng về ứng dụng khoa học kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại trong chẩn đoán và điều trị ung thư.


Ngày 21-11, Bệnh viện K khai trương Khu điều trị mới I-131 và đưa vào sử dụng máy BQSV thế hệ mới của Pharmatop. Đây là thiết bị hiện đại đầu tiên tại Việt Nam dùng cho chiết tách dược chất phóng xạ trong điều trị I-131.

TS, BS Nguyễn Tiến Quang, Phó Giám đốc Bệnh viện K, cho biết, I-131 là dược chất phóng xạ, được dùng trong điều trị bệnh nhân K giáp thể biệt hóa, đã được phẫu thuật cắt giáp toàn bộ. Bệnh viện K là bệnh viện đầu tiên đưa vào sử dụng máy BQSV thế hệ hiện đại nhất, dùng cho chiết tách dược chất phóng xạ trong điều trị I-131, theo đúng tiêu chuẩn Đức. Đây là máy hoạt động chia liều tự động và bán tự động bằng hệ thống máy tính, độ chính xác cao.

Ngoài chiết tách I-131, máy BQSV có thể dùng chiết tách các dược chất phóng xạ dạng dung dịch khác (FDG, Tc99MDP…) với độ an toàn cao, tránh được các sự cố bức xạ, an toàn cho nhân viên y tế trong quá trình thao tác. Hơn thế nữa, bệnh nhân điều trị I-131 được bảo hiểm y tế chi trả theo quy định hiện hành, do đó giúp giảm thiểu chi phí mà vẫn đảm bảo quyền lợi cũng như hiệu quả điều trị cho người bệnh.

PGS, TS Ngô Thanh Tùng, Giám đốc Trung tâm xạ trị quốc gia cho biết, sau khi người bệnh phẫu thuật khoảng một tuần, người bệnh sẽ được chuyển sang khoa Y học hạt nhân để bác sĩ thăm khám, tư vấn và thực hiện một số chỉ định khác (xét nghiệm máu...) để đánh giá tình trạng suy giáp, bilan trước điều trị.

Nếu đạt tình trạng suy giáp, bệnh nhân được uống liều chẩn đoán (2mCi hoặc 5mCi). Sau khi uống liều chẩn đoán 48 giờ, bệnh nhân được cho uống liều điều trị (30mCi đến 200mCi) tùy tình trạng bệnh. Với người bệnh uống liều hơn 30mCi sẽ cần điều trị nội trú, cách ly trong hai ngày và theo dõi tại bệnh viện. Với người bệnh uống liều dưới 30mCi sẽ được điều trị ngoại trú và cách ly tại nhà. Sau điều trị, bệnh nhân sẽ được theo dõi định kỳ khám lại từ 3 - 6 tháng.

Việc đưa vào sử dụng khu điều trị I-131 giúp bệnh viện nâng cao khả năng và chất lượng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến ung thư, mở ra những hy vọng mới cho người bệnh được tiếp cận với các phương pháp điều trị hiện đại, tiên tiến trên thế giới, giúp bệnh nhân yên tâm lựa chọn điều trị trong nước.

Trong bối cảnh ung thư đang là một vấn đề lớn của xã hội. Tại Việt Nam, mỗi năm có gần 165 nghìn ca ung thư mới mắc, gần 115 nghìn trường hợp tử vong và hơn ba trăm nghìn người bệnh đang phải chiến đấu với ung thư. Do đó, việc nâng cao năng lực khám, chẩn đoán, điều trị bệnh ung thư cho các cơ sở y tế tuyến dưới là rất cần thiết. Thời gian tới, Bệnh viện K cũng sẽ chuyển giao công nghệ điều trị này cho các bệnh viện vệ tinh.

Theo Nhandan.com.vn

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục