Sáng 11-8, Việt Nam không ghi nhận thêm ca nhiễm Covid-19 mới và đã có 45 ca âm tính với SARS-CoV-2. Trong 18 ngày qua, số ca liên quan đến Đà Nẵng là 389 ca và đã có 15 ca tử vong trong đợt bùng phát dịch lần thứ 2.



Tính đến 6 giờ ngày 11-8, Việt Nam, có tổng cộng 847 ca mắc Covid-19, trong đó 318 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

Số lượng ca mắc mới liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày 25-7 đến nay là 389 ca.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 165.983 ca, trong đó có 5.628 ca cách ly tập trung tại bệnh viện; 27.472 ca cách ly tập trung tại cơ sở khác và 132.883 ca cách ly tại nhà, nơi lưu trú. 

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị, tính đến sáng nay, Việt Nam đã có 15 ca tử vong, chiếm tỷ lệ, 1,7% tổng số ca mắc. Chúng ta đã điều trị khỏi cho 399 ca (47,1%). Trong số những ca đang điều trị tại các cơ sở y tế, hiện có 45 ca có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. 

PGS, TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng, công tác chống dịch ở Đà Nẵng vừa qua đã được thực hiện rất quyết liệt, toàn diện, hiệu quả. Đến thời điểm này có thể nói "chúng ta đã kiểm soát, khống chế được ổ dịch ở Đà Nẵng và tâm dịch ở Bệnh viện Đà Nẵng, hạn chế được lây lan”.

Bộ Y tế đã ba lần điều chỉnh chiến lược xét nghiệm theo hướng mở rộng đối tượng, đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm, vừa tạo các vòng ngăn để bảo vệ các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao, vừa nhanh chóng phát hiện các trường hợp lây nhiễm để khẩn trương cách ly, khoanh vùng, dập dịch, điều trị hiệu quả,... Đến nay, tất cả các tỉnh đều tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm những người có liên quan đến các ca nhiễm ở  Đà Nẵng; người từ Đà Nẵng về, đi qua Đà Nẵng; những người có triệu chứng ho sốt.

Theo Ban chỉ đạo phòng chống dịch, nếu tiếp tục các biện pháp phòng dịch đã quán triệt từ trước, nhất là được siết lại cách đây một tuần, thì chúng ta có lòng tin sẽ không để dịch bệnh bùng phát trên diện rộng. 

Dự kiến 12-8, Bệnh viện Dã chiến Tiên Sơn đi vào hoạt động

Chiều 10-8, tại Bệnh viện Dã chiến Tiên Sơn, Sở Y tế Đà Nẵng đã tổ chức họp thẩm định các điều kiện Bệnh viện Dã chiến Tiên Sơn.

Bệnh viện Dã chiến Đà Nẵng hiện nay được kê 500 giường. Trong đó, có 480 giường điều trị bệnh nhân nhẹ. 20 giường cấp cứu. Nguồn nhân lực được dự kiến huy động từ các bác sĩ tăng cường từ Hải Phòng và Bình Định cùng 400 sinh viên tình nguyện đến từ Trường Đại học Y-Dược Đà Nẵng. Số sinh viên tình nguyện này đã được xét nghiệm rRT-PCR và đều cho kết quả âm tính.

TS Đỗ Ngọc Sơn, Phó trưởng Khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai được Bộ Y tế cử làm Phó Giám đốc chuyên môn, Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn cho biết, bước đầu bệnh viện sẽ điều trị ở mức cơ bản, có một phác đồ điều trị cơ bản để các bác sĩ có thể cùng sử dụng. Nhưng, trong phương án điều trị của bệnh viện luôn sẵn sàng cho phương án xấu như bệnh nhân bất ngờ có diễn biến nặng.

Hiện nay, các ngành chức năng của Sở Y tế Đà Nẵng vẫn đang tiếp tục thẩm định.

Bác sĩ Lê Thành Chung (Phó Giám đốc CDC Đà Nẵng) thông tin, những ngày gần đây để tăng tốc việc xét nghiệm nhưng vẫn bảo đảm kết quả, CDC đã tiến hành trộn các mẫu bệnh phẩm. Theo đó, CDC sẽ tiến hành gộp 3-4 mẫu để làm xét nghiệm một lần. Việc tiến hành gộp mẫu chỉ tiến hành đối với những mẫu lấy tại khu dân cư, không phải tất cả các đối tượng đều làm như vậy.

Riêng với những đối tượng là F0, F1 và khu cách ly thì CDC Đà Nẵng vẫn tiến hành xét nghiệm riêng lẻ.

Mới đây,  Sở Thông tin - Truyền thông Đà Nẵng đã triển khai ứng dụng bản đồ thông tin dịch tễ Covid-19, theo đó bản đồ sẽ  giúp người dân cập nhật kịp thời thông tin về tình hình Covid-19, khu vực cách ly, phong tỏa... trên địa bàn.

Với một điện thoại hoặc thiết bị điện tử có kết nối internet, người dân có thể theo dõi bằng hình ảnh trực quan, bản đồ, có thể nhìn thấy vị trí các điểm cách ly tập trung, phong tỏa, khu vực nhà bệnh nhân, các điểm bệnh nhân đã đến, tìm kiếm, lọc thông tin bệnh nhân theo thông tin dịch tễ mà Ban chỉ đạo Phòng, chống Covid-19 Đà Nẵng đã công bố.

Hà Nội tăng tốc xét nghiệm

Bắt đầu từ ngày 10 – 16-8, toàn thành phố  Hà Nội phải chạy đua để rà soát, xét nghiệm các đối tượng về từ Đà Nẵng, để ngăn chặn nguy cơ dịch lây lan ra cộng đồng.

Theo đó, tất cả trường hợp về từ Đà Nẵng từ 15-7 đến nay phải được lấy mẫu xét nghiệm. Các trường hợp khác lấy máu xét nghiệm Elisa. Hy vọng đến 15 – 20-8, Hà Nội sẽ khoanh vùng dập dịch được.

CDC Hà Nội cho biết, có thể những ngày tới sẽ có thêm ca bệnh, nhưng chúng ta không lo lắng mà bình tĩnh xử lý, khoanh vùng từng điểm nhỏ như đã thực hiện rất tốt như vừa qua thì sẽ kiểm soát được dịch bệnh.

TheoNhanDan

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục