(HBĐT) - Chỉ trong mấy ngày đầu của tháng 12, hệ thống y tế từ tuyến xã đến tuyến tỉnh đã tiếp nhận lượng bệnh nhân đến khám, chữa bệnh tăng đột biến. Các bệnh liên quan đến đường hô hấp tăng cao, đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ nhỏ và người cao tuổi, sức đề kháng yếu. Thời tiết rét đậm, rét hại đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân.


Bác sỹ Khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) kiểm tra, theo dõi tình hình sức khỏe bệnh nhi nhập viện điều trị các bệnh về hô hấp.

Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng huyện Kim Bôi, từ ngày 1 - 8/12, Khoa Khám bệnh đã tiếp nhận 1.470 lượt bệnh nhân, trong đó có 356 lượt bệnh nhân mắc bệnh về đường hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn, lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính). Bác sỹ CKI Bùi Thị Hường, Trưởng khoa Nội - nhi - truyền nhiễm cho biết: Trong số bệnh nhân đến khám bệnh liên quan đến đường hô hấp, có 30 trường hợp phải nhập viện điều trị do ca bệnh nặng. Điều này dẫn tới một số phòng, khoa điều trị quá tải bệnh nhân, tập trung ở Khoa Nội - nhi - truyền nhiễm.

Trong tình hình thời tiết khắc nghiệt, số lượng người đến khám tại Khoa Khám bệnh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) vốn đã đông, nay càng tăng cao. Anh Bùi Thế Bình, tổ 6, phường Thái Bình (TP Hòa Bình) chia sẻ: 2 - 3 hôm nay, trời trở lạnh đột ngột, ai cũng có thể mắc bệnh chứ không cứ gì trẻ em, người già. Gia đình tôi có 4 người đều bị ho, đau sưng họng, khó thở, nhưng các cháu bị nặng hơn, kèm theo cả hiện tượng sốt. Tôi đưa con gái đi khám ở đây từ sớm, kiên trì xếp hàng gần 2 giờ mới đến lượt.

Tại các khoa: Nhi, Lao và bệnh phổi, Nội tổng hợp, Tích cực và hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũng có đông ca bệnh. Riêng tại Khoa Nhi, hệ thống máy móc, trang thiết bị cùng cơ số phòng, giường bệnh hoạt động hết công suất. Bệnh nhi được chỉ định nhập viện hầu hết mắc bệnh viêm phế quản phổi, viên phế quản cấp... Một số trường hợp trẻ nhỏ bệnh nặng phải thở ô xy. 

Theo bác sỹ CKI Chu Thị Huyền, Phó trưởng khoa Khám bệnh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh), thời tiết giao mùa, khô hanh trong những ngày qua thường dẫn đến các bệnh về hô hấp. Đơn cử trong ngày 7/12, khoa tiếp nhận 70 bệnh nhân, thì có tới hơn 60 bệnh nhi mắc bệnh về hô hấp. Trung bình mỗi ngày có trên 600 lượt người đến khám, trong đó, hơn 100 ca liên quan đến bệnh này. Ngoài ra, nhiều trường hợp là người cao tuổi mắc các bệnh mãn tính, mặc dù đã dự phòng nhưng vẫn xảy ra đột cấp của bệnh mãn tính đường hô hấp, làm tăng tỷ lệ phải nhập viện.   

Dự báo, thời tiết rét đậm, rét hại sẽ còn diễn biến phức tạp trong nhiều ngày tới do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường mạnh. Có nơi xảy ra rét đậm, rét hại với nhiệt độ phổ biến 11-140C, vùng núi 7-100 C, vùng núi cao dưới 50 C, có khả năng xảy ra băng giá và sương muối. Để ứng phó với thời tiết, vấn đề nhận biết để xử trí tình huống và chủ động phòng bệnh là rất quan trọng. Bác sỹ Chu Thị Huyền khuyến cáo: Bệnh quan tâm hàng đầu là bệnh liên quan đến đường hô hấp, ngoài ra, cần phòng các bệnh tê cóng, hạ thân nhiệt...   

Lưu ý người già, trẻ em phải uống nước ấm, thường xuyên giữ ấm cơ thể để bảo vệ sức khỏe. Tê cóng xảy ra phổ biến khi da và các mô bên dưới da tiếp xúc với thời tiết lạnh, nhiều gió. Lưu ý người dân mặc phù hợp với thời tiết, trang bị đủ áo khoác, găng tay, mũ, tất ấm khi ra ngoài. Đề phòng hạ thân nhiệt do lạnh bằng cách giữ nhiệt độ trong nhà đủ ấm, đóng cửa sổ, che kín các khe hở làm mất nhiệt khiến hơi lạnh ùa vào. Nếu không có các thiết bị làm ấm, cần mặc thêm áo ấm, đội mũ, đi găng tay len, đeo khẩu trang che mũi, miệng để khỏi mất nhiệt qua hơi thở khi có việc ra ngoài. Người cao tuổi và trẻ em là những đối tượng dễ bị hạ thân nhiệt, vì vậy, cần quan tâm đặc biệt, nhất là về đêm khi thời tiết lạnh và có các bệnh lý khác đi kèm. Có chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng để tăng cường kháng thể. Thời tiết này, người có bệnh tim mạch cũng dễ chuyển biến xấu hơn, nguy cơ suy tim, đột quỵ, tai biến... Để phòng đột quỵ, người đột quỵ, người già và những người có nguy cơ cao tăng huyết áp, bệnh tim mạch cần chú ý kiểm soát huyết áp, cholesterol, ngừng hút thuốc lá, tránh uống rượu, bia, ăn thức ăn ít mỡ và kiểm tra mỡ trong máu định kỳ. Khi ra ngoài phải mặc ấm, không nên ra khỏi nhà vào ban đêm, không tập thể dục vào sáng sớm khi trời còn lạnh.


Bùi Minh
 


Các tin khác


Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

5 cách hạ huyết áp không cần dùng thuốc

Huyết áp cao là nguy cơ hàng đầu làm tăng mắc bệnh tim và đột quỵ. Mặc dù nhiều người đang dùng thuốc để hạ huyết áp, nhưng đối với những người mắc chứng tăng huyết áp giai đoạn 1 không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc.

Ca tử vong do bệnh dại gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng chống

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế chiều 13/3 cho biết, 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Khu vực Tây Nguyên vẫn là điểm nóng về bệnh dại với 2/4 tỉnh có ca tử vong...

Bộ Y tế thông tin về nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT

Bộ Y tế cho biết trong thời gian qua, Bộ Y tế nhận được công văn của một số Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phản ánh một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định số 75/2023/NĐ-CP.

Tuổi trẻ Bệnh viện Đa khoa tỉnh xung kích, tình nguyện vì sức khỏe nhân dân

Chi đoàn thanh niên Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh hiện có gần 300 đoàn viên. Với sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện, chi đoàn có điều kiện thuận lợi để triển khai công tác đoàn và phong trào thanh niên. Tổ chức Đoàn luôn đồng hành cùng sự phát triển của Bệnh viện, tham gia thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ khám, chữa bệnh (KCB), góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Cấp giấy chứng nhận cho 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Tháng 2/2024, thực hiện thẩm định, đánh giá theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT, các cơ quan quản lý chuyên ngành tỉnh đã tiến hành đánh giá phân loại 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh (SX-KD) nông, lâm, thủy sản. Qua đó đánh giá 13 cơ sở xếp loại B.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục