Hôm nay, ngày 14/1, Việt Nam sẽ bắt đầu tiêm mũi 2 vắc xin Nanocovax liều thấp nhất- 25mcg cho 3 tình nguyện viên nhóm 1. Trước đó, nhóm này là 3 người đầu tiên của Việt Nam tiêm thử nghiệm vắc xin COVID-19 vào ngày 17/12/2020.

Theo kế hoạch, 3 tình nguyện viên đầu tiên của nhóm 1 (gồm 20 người) sẽ tiêm mũi 2 vắc xin Nanocovax liều 25mcg. Liều 2 cách liều 1 đủ 28 ngày.

Trước đó, ngày 17/12/2020, nhóm 3 tình nguyện viên đầu tiên này gồm 1 nam và 2 nữ trong độ tuổi 20-25 đã tiêm liều 25mcg.



Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trò chuyện với một nữ tình nguyện tiêm vắc xin COVID-19 liều 25mcg ngay từ đợt đầu tiên. Nữ tình nguyện cho biết: "Em đã đến đăng ký ngay từ lần đầu tiên khi biết thông tin lựa chọn người tiêm thử vắc xin COVID-19 của Việt Nam sản xuất, và em rất vui vì đã đủ điều kiện sức khoẻ để được lựa chọn tiêm thử nghiệm vắc xin COVID-19” Ảnh: Trần Minh

Sau tiêm mũi đầu tiên không phát hiện bất thường, đến nay Học viện Quân Y đã tiêm thử nghiệm vắc xin Nanocox liều 25mcg, 50mcg và 75mcg trên các nhóm còn lại. Để đảm bảo tính an toàn cho người tham gia nghiên cứu, giai đoạn thu tuyển các đối tượng tham gia đánh giá an toàn theo thiết kế dò liều tăng dần.

Kết quả 43 tình nguyện viên đều có sức khoẻ ổn định. Một số có phản ứng đau tại vị trí tiêm và sốt nhẹ nhưng đều hết sau 24 giờ.

Những người tình nguyện tiêm thử vắc xin NanoCovax đều được mua bảo hiểm sức khỏe.

Nhằm đảm bảo an toàn cho những tình nguyện viên, Học viện Quân Y đã có quy trình giám sát rất chặt chẽ về y tế với tổ tiêm và tổ cấp cứu trực 24/24, các xe cấp cứu luôn đợi sẵn để ứng phó kịp thời trong tình huống khẩn cấp.

PGS.TS Chử Văn Mến, Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng và tương đương sinh học, Học viện Quân Y cho biết, đến nay thử nghiệm giai đoạn 1 đã hoàn tất 50%.

Hiện tại, Học viện Quân Y đã nhận được hơn 500 đơn đăng ký tham gia thử nghiệm lâm sàng vắc xin Nanocovax. Tuy nhiên hiện mới có hơn 200 người đến khám sàng lọc và chỉ 51 người đủ tiêu chuẩn tham gia giai đoạn 1 do tiêu chuẩn tuyển chọn rất khắt khe.

Sang giai đoạn 2, tiêu chí cho tình nguyện viên sẽ mở rộng hơn. Dự kiến giai đoạn 2 thử nghiệm trên 560 người, độ tuổi từ 12-17, bắt đầu từ tháng 2 tới để đánh giá tính sinh miễn dịch và hiệu quả bảo vệ của vắc xin. Ngoài Học viện Quân y, giai đoạn 2 sẽ có thêm Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tham gia.

Giai đoạn 3 sẽ bắt đầu khi giai đoạn 2 đi được nửa chặng đường. Theo dự kiến, giai đoạn 3 sẽ mở rộng trên quy mô 10.000 – 30.000 người, gồm các tình nguyện viên ngoài Việt Nam tại một nước lưu hành dịch ngoài cộng đồng.


Chuẩn bị tiêm vắc xin NanoCovax cho người tình nguyện

Vắc xin NanoCovax là vắc xin tái tổ hợp protein S, là đoạn gai của virus SARS-CoV-2, có các loại liều lượng 25 mcg, 50mcg, 75mcg. Qua thử nghiệm trên chuột nhắt trắng, chuột hamster, khỉ và thỏ, kết quả cho thấy vắc xin đảm bảo về an toàn.

Khi bắt đầu thực hiện thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đã thử nghiệm vắc xin ngừa COVID-19 trên người


Theo Báo Sức khỏe đời sống

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục