(HBĐT) - Nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng tăng cao của người dân, thời gian qua, Trung tâm Y tế huyện Cao Phong không chỉ chú trọng nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn, mà còn đổi mới thái độ phục vụ, hướng đến sự hài lòng của người bệnh.




Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Cao Phong chăm sóc, điều trị cho người bệnh.

Thời gian qua, trung tâm đã nghiêm túc triển khai thực hiện "5K" trong phòng, chống dịch bệnh tại tất cả các khoa, phòng. Thân thiện, nhiệt tình, trách nhiệm vì sức khỏe và sự hài lòng của người bệnh, đội ngũ cán bộ, y, bác sỹ trung tâm chú trọng khâu đón tiếp, tạo sự gần gũi cho người bệnh khi đến khám, điều trị. Bác sỹ Nguyễn Thị Hoa, Phó Giám đốc trung tâm cho biết: Trung tâm Y tế huyện có 17 khoa, phòng, 10 trạm y tế xã, thị trấn, với tổng số 184  cán bộ, nhân viên, trong đó có 23 bác sỹ, 3 bác sỹ chuyên khoa cấp I, 3 bác sỹ chuyên khoa cấp II, còn lại là dược sỹ, y sỹ, nữ hộ sinh, điều dưỡng... Xác định rõ công tác chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, Đảng ủy, Ban Giám đốc trung tâm chú trọng nâng cao y đức, chất lượng, hiệu quả công tác, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh. 

Hàng năm, đơn vị xây dựng kế hoạch, cử cán bộ tham gia đào tạo các kỹ thuật chuyên sâu, vừa giảm tải cho tuyến trên, vừa tiết kiệm chi phí chữa trị cho người bệnh. Đồng thời, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện liên thông dữ liệu kê đơn thuốc điều trị giữa các khoa, phòng và nhà thuốc, rút ngắn quy trình, giảm thời gian chờ đợi của người bệnh. Trung tâm được trang bị máy siêu âm 4 chiều, máy chụp X-quang kỹ thuật số, máy nội soi tai mũi họng, máy nội soi tiêu hóa, một số trang thiết bị cho phục hồi chức năng… Hệ thống KCB được đầu tư nâng cấp, nhiều kỹ thuật mới được áp dụng trong chẩn đoán và điều trị đã góp phần nâng cao chất lượng KCB. Ông Đinh Văn Lánh, khu 7, thị trấn Cao Phong cho biết: Mỗi khi bị đau ốm, tôi thường đến Trung tâm Y tế huyện để thăm khám. Mấy năm gần đây, trung tâm đã chuyển biến tích cực, nhất là thái độ y, bác sỹ tận tình, niềm nở với bệnh nhân và người nhà người bệnh. Môi trường từ phòng chờ, phòng khám, phòng bệnh, khuôn viên trung tâm sạch sẽ. Đặc biệt, việc khám chẩn đoán, điều trị bệnh ngày càng tốt hơn. Những điều này đã tạo được lòng tin của người bệnh khi đến với trung tâm.

Năm 2020, trung tâm KCB cho 30.164 lượt người, trong đó, điều trị ngoài trú 8.283 lượt người, điều trị nội trú 4.849 lượt người, có 29.401 lượt người KCB BHYT. Công tác phòng chống lao, phong, sốt rét và các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế cơ sở, tiêm chủng mở rộng đều thực hiện tốt, không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn, không để xảy ra tai biến trong chuyên môn.

Bác sỹ Nguyễn Thị Hoa cho biết thêm: Cao Phong là huyện tiếp giáp với TP Hòa Bình, điều kiện cơ sở hạ tầng của trung tâm còn nhiều khó khăn, phải chia tách thành 3 khối làm việc riêng biệt (khối điều trị, khối dự phòng và dân số), nguồn nhân lực về các chuyên khoa lẻ như mắt, răng hàm mặt, da liễu còn thiếu. Thêm vào đó, từ tháng 1/2021, thực hiện việc thông tuyến tỉnh KCB BHYT sẽ là thách thức lớn đối với trung tâm. Để đảm bảo việc thu dung, điều trị bệnh được tốt, trung tâm xác định việc trước mắt cũng như lâu dài là tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại, bố trí cho đội ngũ cán bộ, y, bác sỹ tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Đặc biệt chú trọng nâng cao tinh thần y đức, giao tiếp, ứng xử, kỹ năng tư vấn truyền thông tới người bệnh và người nhà người bệnh. Duy trì, làm tốt vấn đề trên sẽ tạo niềm tin để người dân yên tâm khi đến KCB, góp phần thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân trên địa bàn.

Đỗ Hà 


Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục