Chiều 4/7, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) cho biết, trong thời gian gần đây bệnh viện tiếp nhận 2 trường hợp bệnh nhi bị rắn hổ mèo cắn, trong đó có trường hợp phát hiện muộn, được đưa đến bệnh viện trong tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân.

ThS.BS Nguyễn Diệu Vinh, Phó Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, trường hợp đầu tiên là bé trai 22 tháng tuổi, bị rắn hổ mèo cắn nhưng lại bị phát hiện muộn nên bé nhập viện trong tình trạng sốc nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân.


Bệnh nhi 22 tháng tuổi cũng bị rắn hổ mèo cắn nhưng do nhập viện muộn nên bị nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân. Ảnh: BV

Các bác sĩ của bệnh viện đã khẩn trương đặt ống nội khí quản, thở máy, lọc máu và chăm sóc vị trí vết thương cho bé. Sau thời gian điều trị, bệnh nhân đã cai máy thở, hồi phục hoàn toàn và được xuất viện.

Nạn nhân thứ 2 bị rắn hổ mèo cắn là bé M.L (nam, 7 tuổi, ngụ Bình Dương), được người nhà đưa đến bệnh viện kịp thời. Bước đầu ghi nhận, bệnh nhi chưa có dấu hiệu rối loạn đông máu và yếu liệt nhưng vẫn cần tiếp tục theo dõi. Sau ba ngày, tình trạng bé L. ổn định và đã được cho ra viện.

Theo lời kể của người nhà bé L, do trên địa bàn vừa có mưa, rắn bò vào sân nhà nhưng không ai hay biết. Khi ra sân chơi, bé L. thấy rắn nên cầm đuôi nó lên và bị cắn vào ngón tay cái. Nghe bé kêu đau, gia đình em phát hiện sự cố và lập tức đưa đi trung tâm y tế gần đó sơ cứu trước khi đến Bệnh viện Nhi Đồng 2.

Từng điều trị những trường hợp như trên, ThS.BS Trần Thị Bích Kim, Phó khoa Hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Nhi Đồng 2 thông tin, hổ mèo là loài rắn độc thường gặp. Nọc rắn hổ mèo có khả năng gây ra tình trạng viêm mô tế bào, hoại tử mô, chèn ép khoang ở vùng cơ thể bị cắn, diễn tiến muộn sẽ dẫn đến nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân.

"Do không có huyết thanh kháng nọc rắn, bệnh nhân được hỗ trợ điều trị bảo tồn, điều trị viêm mô tế bào và hoại tử mô. Trường hợp diễn tiến nặng, bệnh nhân cần được lọc máu, thở máy, kháng sinh phổ rộng”, ThS.BS Trần Thị Bích Kim cho biết thêm.

Nhằm hạn chế các sự cố tương tự tái diễn, các bác sĩ khuyến cáo người dân chủ động phát quang sân vườn, tránh cho rắn trú ẩn. Mang giày kín, mặc quần dài phủ bên ngoài cho con khi đi chơi dã ngoại. Đồng thời, giúp trẻ hiểu và tuyệt đối không đến gần các khu vực dễ có rắn như bụi rậm, đống đổ nát. Nhắc trẻ nếu nhìn thấy rắn hãy lùi lại một cách chậm rãi và không đụng hay lấy cây chọc vào rắn. Không may bị rắn cắn, trẻ cần thông báo ngay với người lớn để nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất, đảm bảo điều trị kịp thời.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục