Trong những ngày qua, nhiều người bệnh phản ánh một số loại thuốc tăng giá khá cao. Trong đó, có loại thuốc tăng thêm tới 10%. Tuy nhiên, “điệp khúc” mà Cục Quản lý dược đưa ra luôn là… cơ bản ổn định.

 

Tăng từ 5-10%

Dạo qua một số nhà thuốc trên đường Hai Bà Trưng (khu vực chợ Tân Định, quận 1, TPHCM), một số chủ nhà thuốc cho biết, giá thuốc đang rục rịch tăng trở lại sau một thời gian trầm lắng. Một nhân viên nhà thuốc M. cho biết, từ đầu tháng 7-2010, nhiều hãng dược trong cũng như ngoài nước đã thông báo sẽ thay đổi bảng giá một số mặt hàng, tập trung vào thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt và vitamin các loại.

Chẳng hạn, thuốc Vitamin B1 tiêm có giá từ 44.000 đồng đã tăng lên 47.000 đồng/hộp (tăng gần 10%), B12 từ 52.000 tăng lên 57.000 đồng/hộp (tăng 10%) ; Amoxicilin 500mg từ 52.000 đồng lên 55.000 đồng/hộp.

Tại chợ sỉ dược phẩm Tô Hiến Thành, quận 10, nhiều cửa hàng thuốc than vãn, rằng các bạn hàng không chịu thanh toán khoản chênh lệch tăng thêm khi bỗng nhiên một số loại thuốc tăng giá, trong khi đã cam kết ổn định giá đến cuối năm.

Chủ nhà thuốc H.K nói: “Đã đề nghị các hãng cung cấp tạm hoãn tăng giá một số loại thuốc hoặc có chính sách khuyến mãi thích hợp để “yên lòng” các nhà bán lẻ, nhưng chưa thấy hồi âm”.

Chủ nhà thuốc này cũng cho biết các hãng dược giải thích do thời tiết mưa bão nên khan hiếm nguyên liệu đầu vào, tỷ giá ngoại tệ cũng dao động liên tục, cước vận chuyển tăng cao…

Theo các cửa hàng thuốc, hiện một số mặt hàng thuốc tăng giá đáng kể như Pharcoter từ 118.000 đồng lên 120.000 đồng/lọ; Cevit từ 115.000 đồng lên 118.000 đồng/hộp… Đặc biệt, một số mặt hàng nhập khẩu cũng tăng giá, có loại tăng tới 12% như Amoxicilin 500mg từ 52.000 đồng lên 54.000 đồng/hộp; Azy 250mg từ 21.500 đồng lên 22.500 đồng/hộp; Anben II từ 2.500 đồng lên 2.800 đồng/hộp…

Vẫn... “ổn định”?

Theo phản ánh của nhiều chủ nhà thuốc, sau thời gian tạm lắng từ cuối năm 2009 đến 3 tháng đầu năm 2010 do cơ quan chức năng… siết chặt, các hãng dược bắt đầu điều chỉnh tăng giá trở lại do nhiều dịch bệnh đang vào mùa. Khảo sát của Hiệp hội Sản xuất và kinh doanh dược phẩm Việt Nam (từ 20-6 đến 20-7-2010) cho thấy, một số mặt hàng có điều chỉnh tăng giá. Trong 70 doanh nghiệp dược được khảo sát, có 17 cơ sở điều chỉnh giá một số mặt hàng.

Tại khu vực Hà Nội có 27 lượt mặt hàng tăng giá, chiếm tỷ lệ gần 0,33% so với tổng số các mặt hàng khảo sát, mức tăng trung bình 4,8%. Tại TPHCM, khảo sát 1.000 mặt hàng tân dược cho thấy, một số mặt hàng có điều chỉnh giá, tỷ lệ tăng khoảng 5%. Về thuốc ngoại nhập, có 7 lượt mặt hàng thuốc ngoại tăng giá với tỷ lệ tăng trung bình 4,9%.

Thế nhưng, đầu tháng 7-2010 vừa qua, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi các cơ quan truyền thông cho rằng, tình hình thị trường dược phẩm 6 tháng đầu năm 2010… cơ bản ổn định, có một số mặt hàng điều chỉnh nhẹ.

Theo báo cáo của tổ điều hành thị trường trong nước, chỉ số giá nhóm hàng dược phẩm, y tế 6 tháng đầu năm 2010 đứng thứ 9/11 về chỉ số tăng giá của các mặt hàng thiết yếu. Tuy nhiên, liệu con số này đã khách quan hay chưa, cần đánh giá lại. Hơn nữa, theo quy luật hàng năm, thời điểm tăng giá thường rơi vào các tháng cuối năm và các thời điểm dịch bệnh tăng nhiều, thiên tai.

Theo Cục Quản lý dược, hiện cơ quan này đang triển khai kết hợp các giải pháp đồng bộ để ổn định thị trường dược phẩm trong thời gian tới. Trong đó, có thí điểm quản lý giá thuốc theo thặng số đối với thuốc do ngân sách nhà nước, Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả, sửa đổi lại quy định về tổ chức và hoạt động của nhà thuốc bệnh viện theo hướng giảm tỷ lệ thặng số bán lẻ tối đa cho phép… Tuy nhiên, hiện nay Cục Quản lý dược vẫn chưa có động thái cụ thể, trong khi giá thuốc vẫn đang tiếp tục leo thang. 

Theo SGGP

 

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục