Mùa cưới, mùa yêu đến, cũng là mùa có số bệnh nhân nhập viện vì tai nạn phòng the gia tăng đột biến. Các bác sĩ tại bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội và Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cho biết.

 

 
Một bệnh nhân bị "gãy súng" đang được cấp cứu

Kinh sợ chuyện “gãy”, “thủng”

 

Đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội chưa đầy 10 phút, chúng tôi giật mình vì tiếng hú của còi xe cấp cứu chạy thẳng đến Khoa cấp cứu. TS. BS Lê Vương Văn Vệ, Giám đốc Bệnh viện cho biết: “Chắc là bệnh nhân cấp cứu mà nhà báo đang muốn gặp đấy”

 

Quả đúng như tiên đoán của TS.Vệ, khi chúng tôi đến phòng cấp cứu, một người đàn ông khoảng 40 tuổi đã nằm trên giường lưu động, mặt tái mét, đau đớn. Đi theo sau là một phụ nữ trẻ, chân bước rất nhanh, mặt vẫn cúi gằm xuống, đỏ lựng.

 

Phải đến hơn 2 giờ đồng hồ, khi TS Vệ ra khỏi phòng phẫu thuật với nụ cười tươi rói, chúng tôi mới biết được tường tận câu chuyện về ca cấp cứu này. TS. Vệ cho biết: “Cặp đôi này đến từ Phủ Lý, Hà Nam. Anh chồng đi công tác ở nước ngoài 2 tháng mới trở về. Sự chờ đợi, hồi hộp sau bao ngày xa cách thổi bùng ngọn lửa khao khát. Trong lúc “vui vẻ”, chị vợ đã nghịch ngợm, mơn trớn chồng quá mạnh, vô tình bẻ gãy “của quý” của chồng.

 

Khi bị gãy, anh chồng rú lên đau đớn, tay vồ chặt lấy “vùng kín”. Chị vợ thì thảng thốt, lo sợ vì chưa kịp hiểu điều gì đã xảy ra. Chỉ đến khi chồng nhấc tay ra, thấy “của quý” đã ỉu xìu, gãy gập, vẹo hẳn sang một bên, vợ mới biết mình quá tay. Lúc đầu sợ xấu hổ, chị vợ lấy khăn nóng chườm cho chồng giảm đau. Nhưng chỉ sau 10 phút, “cậu nhỏ" đã sưng tấy, căng phồng, tím ngắt. Chồng thì luôn miệng kêu đau đớn, mặt tái dại đi vì đau, vì sợ. Lúc đó, vợ mới gạt bỏ được sự xấu hổ, gọi xe cấp cứu lên Hà Nội.

 

Trong suốt thời gian anh chồng vào phòng phẫu thuật, chị vợ ngồi như dính với chiếc ghế ngay cạnh phòng mổ, mặt luôn cúi gằm. Trên khuôn mặt của chị không chỉ có sự lo lắng mà còn là sự xấu hổ. Khuôn mặt trắng trẻo sau ít phút lại đỏ lựng lên, hai tai cũng luôn trong tình trạng nóng bừng. Càng nhiều người nhìn, chị càng cúi gập người xuống như thể muốn “độn thổ”.

 

Rời khỏi khu mổ, chúng tôi tiếp tục đến thăm các phòng bệnh nhân. Trước đó, bác sĩ trong viện đã giới thiệu cho chúng tôi tình huống của các bệnh nhân khi nhập viện để nắm thông tin.

 

Trường hợp đầu tiên mà chúng tôi tiếp xúc là chị Trần Thị T, quê ở huyện Tiền Hải (Thái Bình), phải nhập viện trong đêm tân hôn vì bị thủng cùng đồ (Cùng đồ là nơi âm đạo bám vào tử cung theo một đường vòng tạo ra các cùng đồ: Cùng đồ trước, cùng đồ sau và cùng đồ hai bên).

 

Chị T còn khá trẻ, lúc nào cũng nằm quay mặt vào tường, tuyệt nhiên không trò chuyện với bất kỳ ai. Thậm chí, ngay cả mẹ và chồng đi chăm sóc, cô cũng rất kiệm lời. Khi chúng tôi tiến lại gần chiếc giường nơi cô nằm, tỏ ý muốn trò chuyện, T. ra hiệu cho chồng nói gì đó rất nhỏ. Sau đó, anh chồng đề nghị chúng tôi ra ngoài vì bây giờ T. cũng như người nhà không muốn trò chuyện...

 

Tại Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cũng có khá nhiều bệnh nhân phải nhập viện vì sự cố phòng the. Tuy nhiên, các bác sĩ ở đây cho biết, các nhà báo gần như rất khó để lấy thông tin, vì đây là những bệnh nhân bị tai nạn liên quan đến chuyện... tế nhị.

 

Theo quan sát của chúng tôi, ở phòng bệnh nhân nữ, gần như không có tiếng nói chuyện, chỉ có người nhà lặng lẽ đi lại chăm sóc. Ở phòng nam thì có một vài người nhỏ to trò chuyện cùng nhau nhưng gần như chúng tôi không thể tiếp cận được họ để biết rõ hơn về tình huống nhập viện.

 

Mùa yêu tăng người nhập viện       

 

Theo các bác sĩ, tâm trạng chung của các quý ông bị “gãy kiếm”, đứt dây hãm hay phụ nữ bị thủng cùng đồ, rách lớn... đều khiếp đảm đến hoảng loạn. Đoạn đường từ nhà đến bệnh viện không chỉ nỗi đau đớn hành hạ mà còn là sự lo lắng khôn cùng vì sợ “súng ống”, “đạn dược”, “hàng họ” từ nay hỏng hẳn.

 

Các chuyên gia y tế cho biết, trên thân “cậu nhỏ” có khớp rất dễ gãy nằm ở gốc hoặc 1/3 bên trong của “cậu nhỏ”. Khi bị gãy, bệnh nhân thường có cảm giác như bị vỡ bục, đau nhói. Máu chảy từ các xoang trong thể hang dưới da rồi lan nhanh ra toàn bộ “cậu nhỏ”, có khi xuống tận bìu, gây nên những ổ máu tụ lớn.

 

“Cậu nhỏ” sẽ càng sưng to, biến dạng, lệch vẹo sang một bên. Nếu nắn vào chỗ gãy, bệnh nhân sẽ đau đớn đến ngất xỉu. Tuy nhiên, nếu bị gãy thể nhẹ, tức là bệnh nhân thấy tiểu khó, đau tức nhưng không bí tiểu thì “cậu nhỏ” có thể tự lành sau một thời gian.

Trong trường hợp nặng không được điều trị tích cực, người bệnh sẽ bị các biến chứng như: Các ổ máu tụ nhiễm khuẩn trở thành những ổ mủ, có trường hợp quá nặng phải cắt “của quý”. Tình trạng chảy máu có thể ngừng lại ở mức độ nào đó, nhưng rồi lại tái diễn làm cho tình trạng căng nề đau đớn tăng lên. Các ổ máu tụ có thể tự tiêu dần nhưng thể hang bị xơ hóa dẫn tới liệt dương hoàn toàn.

 

TS. BS Lê Vương Văn Vệ cho biết: Từ tháng 9 trở về trước, mỗi tuần bệnh viện tiếp nhận khoảng 4-5 ca cấp cứu liên quan đến sự cố vùng kín. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 10, khi thời tiết bắt đầu trở lạnh, cũng là vào mùa cưới thì số ca nhập viện tăng lên. Trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận từ 1-2 ca đến từ Hà Nội và một số tỉnh lân cận như Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang...

 

Đại diện Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cũng cho biết, từ trung tuần tháng 10, số ca cấp cứu vì sự cố phòng the tăng lên gấp đôi so với trước đây. Bệnh nhân đến viện thường trong trạng thái hoảng loạn, lo lắng khôn cùng.    

 

 

                                                                                  Theo DanTri

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục