Theo Y học cổ truyền, râu ngô có vị ngọt, tính bình. Quy vào kinh thận, bàng quang, có công năng lợi tiểu, tiêu thũng, thông mật, lợi mật, thanh huyết nhiệt, bình can, thoái hoàng, chỉ huyết. Râu ngô được dùng làm thuốc trong các trường hợp sau:

 

Bệnh đường tiết niệu: Lợi tiểu trong các trường hợp đái buốt đái rắt, đái đục, nước tiểu vàng đỏ, đôi khi thẫm mầu như nước vối; trị các chứng xuất huyết cho các trường hợp đái ra máu, băng huyết, tử cung xuất huyết, chảy máu cam , chảy máu chân răng, chảy máu niêm mạc miệng, lưỡi… Có thể uống riêng hoặc  phối hợp với các vị thuốc cầm máu khác như cỏ nhọ nồi, huyết dụ, trắc bách diệp, lá sen… Để chữa các chứng chảy máu, các vị thuốc trên cần được sao cháy để làm tăng tác dụng. Ngoài ra còn dùng tốt trong các trường hợp viêm bàng quang, viêm niệu quản nói chung hoặc có sỏi đường tiết niệu, làm mòn và làm  tan các sỏi có bản chất urat, phosphat, carbonat bằng cách hãm hoặc sắc nước râu ngô, uống hàng ngày; hoặc dùng nước ngay sau khi  luộc bắp ngô để uống cũng được. Cũng có thể phối hợp với các vị thuốc lợi tiểu khác như  rễ cỏ tranh, rau dừa nước, rễ sậy, thông thảo, đăng tâm thảo hoặc các thuốc làm tan sỏi: kim tiền thảo, râu mèo…

Trị viêm thận, viêm bàng quang: dùng râu ngô 100g, rau má, mã đề, ý dĩ, mỗi vị 50g, sài đất 40g. Sắc uống,  ngày 1 thang, uống liền 2-3 tuần lễ.

Chứng phù: râu ngô, rễ cỏ tranh, mỗi vị 50g, sắc uống hàng ngày,  cho tới khi hết triệu chứng ; hoặc râu ngô, mơ lông (lá), kim tiền thảo, mỗi vị 30g. Sắc uống.

Trị viêm gan, viêm túi mật và sỏi mật, bệnh vàng da, xơ gan cổ trướng: râu ngô, nhân trần, mỗi vị 30g, cỏ ngọt 10g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 3 - 4 tuần lễ.

Bệnh đái tháo đường: ngày dùng  30- 40g, sắc uống nhiều lần trong ngày hoặc phối hợp với các vị thuốc khác: mạch môn, thiên môn, cỏ ngọt, tri mẫu…

Trị bệnh tăng huyết áp: phối hợp với ngưu tất,  hoa hòe, cỏ ngọt, câu đằng…

Dầu hạt ngô có tác dụng hạ mỡ máu, hạ cholesterol máu, làm chậm sự thâm nhập của β - lipoprotein vào động mạch chủ. Do đó làm giảm bệnh xơ vữa động mạch. 

                                                                                  Theo Báo SKĐS   

     

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục