Balyaeva cùng chồng và con gái Irina. Ảnh: Pravda

Balyaeva cùng chồng và con gái Irina. Ảnh: Pravda

Hai gia đình ở Nga phát đơn kiện một bệnh viện địa phương vì trao nhầm con cho họ 12 năm trước.

 

Khi Yuliya Belyaeva, sống ở một thành phố tại vùng núi Ural, Nga, ly dị hồi đầu năm nay, chồng cô từ chối chu cấp tiền nuôi con. Anh không tin anh là cha của cô bé Irina. Balyeava liền kiện chồng ra tòa. Cuối cùng, tòa án yêu cầu họ kiểm tra DNA.
 

"Chúng tôi kiểm tra DNA hai lần", BBC dẫn lời Belyaeva cho biết. "Kết quả đều cho thấy chúng tôi không phải cha mẹ của Irina. Quan tòa không tin nổi điều đó. Bà nói chuyện này chỉ có trên phim ảnh và không biết nên khuyên chúng tôi thế nào".

Belyaeva sinh con hồi tháng 12/1998. Trong phòng hộ sinh còn có một phụ nữ khác. Cô nghĩ có thể hai đứa bé đã bị trao nhầm. "Tôi sao chép kết quả kiểm tra DNA và đi thẳng tới văn phòng công tố. Sau đó, tôi phát đơn kiện bệnh viện trao nhầm con".

Các nhà điều tra liền đi tìm cha mẹ của cô bé Irina. Gia đình này sống ở đầu kia của thành phố. "Con gái của họ - Anya - có tóc vàng và rất giống vợ chồng tôi", Belyaeva nói. "Con gái chúng tôi thì tóc và mắt đen, trông giống anh chồng bên kia. Anh ấy là người Tajikistan".

"Tôi luôn nghĩ Irina giống mẹ chồng tôi. Bà cũng có tóc và mắt màu đen. Chưa bao giờ tôi nghĩ Irina không phải con gái tôi. Tôi không bao giờ nghĩ bác sĩ có thể phạm sai lầm như thế".

Trong khi cha mẹ hai cô ngạc nhiên thì hai cô bé bị sốc. "Đối với chúng việc này thật kinh khủng", Belyaeva nói. "Chúng được nuôi dưỡng ở nhà này, giờ lại phát hiện là con của nhà khác".
 
Cả hai cô bé đều không muốn rời khỏi gia đình đã nuôi dưỡng họ suốt 12 năm nay. "Irina cứ nói với tôi: 'Mẹ ơi, đừng cho con đi'. Tôi phải trấn an nó rằng tôi vẫn là mẹ nó và mọi thứ không có gì thay đổi", Belyaeva kể.

Belyaeva cho biết cô sẽ không bao giờ quên được khoảnh khắc gặp Anya lần đầu. "Ngay khi gặp Anya lần đầu, tôi chẳng cần kiểm tra DNA để chứng minh tôi là mẹ nó. Nó như bản sao của tôi hồi nhỏ. Kể từ khi biết chuyện, chúng tôi không gặp nhau mấy. Chúng tôi sống ở hai đầu thành phố", cô nói.

Khi gặp nhau, Anya cũng gọi Belyaeva là mẹ. "Chắc con bé nghĩ tôi thích thế. Thực ra, tôi cũng chỉ là người dưng với con bé mà thôi".

"Gia đình kia là người Hồi giáo vì thế con gái tôi được nuôi dưỡng thành một người đạo Hồi. Họ có truyền thống và tập tục khác tôi, làm cho mọi việc càng khó hơn".

Hai gia đình này đòi bệnh viện bồi thường gần 160.000 USD. Tuy nhiên, họ không thể phát đơn kiện hình sự đối với nhân viên bệnh viện vì sự việc xảy ra đã lâu.

                                                Theo Vne/TTX

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục