Việc mang cặp sách quá nặng về một bên tay, vai là một trong những nguyên nhân trẻ cong vẹo cột sống. ảnh (minh họa)

Việc mang cặp sách quá nặng về một bên tay, vai là một trong những nguyên nhân trẻ cong vẹo cột sống. ảnh (minh họa)

(HBĐT) - Cong vẹo cột sống là tình trạng biến dạng bất thường của cột sống. Về mặt thẩm mỹ, sự biến dạng này không những làm cho học sinh có hình dạng bất thường mà còn có thể gây các ảnh hưởng bất lợi với sức khoẻ như: tiến triển nặng lên, đau lưng, tình trạng xoáy vặn của các xương sườn, gây ảnh hưởng chức năng tim, phổi, ảnh hưởng về tâm lý, xã hội, tự ti và cô lập trong giao tiếp xã hội.

 

Cong vẹo cột sống có rất nhiều nguyên nhân như: cong vẹo không rõ nguyên nhân, cong vẹo do các bệnh của thần kinh, cơ liên quan đến cột sống, cong vẹo do bệnh và các dị tật bất thường của cột sống. ở trường học, sai lệch tư thế có thể gây ra bởi ngồi ở bàn ghế không phù hợp với chiều cao của học sinh, mang cặp sách quá nặng về một bên tay, vai; chiếu sáng kém, bắt buộc học sinh phải cúi đầu khi đọc, viết hoặc học nghề; các tư thế xấu (đi, đứng, ngồi không đúng tư thế); cường độ lao động không thích hợp với lứa tuổi...làm cho gánh nặng dồn lên cột sống và các cơ lưng không đều nhau, gây gánh nặng quá sức, gây mệt mỏi và làm một số nhóm cơ yếu dần đi. Trong giai đoạn tiếp theo phát sinh những biến đổi dây chằng và chính hình dáng các đốt sống, tạo nên vẹo cột sống cố định. Biến dạng cột sống còn có thể do trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng (còi xương) hoặc do ngồi, đi đứng quá sớm. Ngoài ra, trẻ thường thích xem tivi, chơi máy tính... sau giờ học nên không có thời gian vui chơi giải trí, hoạt động cơ bắp thể dục, thể thao, gây căng thẳng thần kinh, quá tải cho hệ cơ xương kéo dài dẫn đến cong vẹo cột sống. Theo nghiên cứu, nhóm học sinh không có thói quen tập thể dục, thể thao có tỷ lệ cong vẹo cột sống cao hơn so với nhóm thường xuyên tập thể dục, chơi thể thao.

 

Phát hiện sớm đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, giám sát và can thiệp đối với các trường hợp mắc cong vẹo cột sống. Việc khám phát hiện nhằm đề xuất sớm kế hoạch can thiệp để mang lại hiệu quả phục hồi tốt hơn.

 

Bệnh cong vẹo cột sống không có cấu trúc (cột sống không biến dạng, không xoáy vặn, các đốt sống ở vị trí bình thường) có thể can thiệp hiệu quả. Trong trường hợp cong vẹo cột sống có cấu trúc sẽ ít nhiều gây biến dạng, xoáy vặn, ảnh hưởng tới chức năng các cơ quan nội tạng. Dạng này cần theo dõi và điều trị kịp thời.

 

Nguy hiểm nhất là cong vẹo cột sống gây lệch trọng tâm cơ thể khiến học sinh ngồi học không ngay ngắn, cản trở đọc, viết, ảnh hưởng đến hoạt động của tim, phổi, phát triển khung chậu. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên cho con kiểm tra 6 tháng/lần, tập vật lý trị liệu, thể dục, chế độ học tập, vui chơi hợp lý để giữ ổn định cột sống.

 

Nếu phát hiện cong vẹo cột sống sớm, trước khi trẻ đạt đến tuổi phát triển hệ xương đầy đủ thì có thể không phải mổ vẫn điều trị được. ở mức độ trung bình có thể nẹp hoặc mặc áo cong vẹo cột sống, kết hợp với TD-TT. Nếu nặng hơn mới phải can thiệp bằng phẫu thuật.

 

Muốn giảm tỷ lệ học sinh bị cong vẹo cột sống, trường lớp cần đảm bảo quy định vệ sinh trường học, cải tạo phòng học xuống cấp, đảm bảo chiếu sáng... Chương trình giáo dục thể chất nhà trường cần có các bài tập thể dục phòng - chống cong vẹo cột sống. Ngoài ra, hàng năm cần tổ chức khám, phát hiện sớm cong vẹo cột sống ở học sinh để kịp thời điều chỉnh. Các bậc cha mẹ cần giúp con lập thời gian biểu học tập, vui chơi, nghỉ ngơi phù hợp, tạo thói quen tốt trong sinh hoạt và học tập. Thường xuyên kiểm tra lưng để phát hiện sớm các dấu hiệu cong vẹo cột sống.

 

                                                                             Cẩn Lệ

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục