Tự kỷ là căn bệnh của thời đại mà nạn nhân chính là trẻ em. Quá trình điều trị bệnh ít tốn kém nhưng mất khá nhiều thời gian. Nếu được phát hiện, chẩn đoán và can thiệp sớm một cách bài bản, toàn diện, hợp lí và kiên trì thì trẻ có thể tiến bộ tốt, hòa nhập một cách tương đối trong môi trường gia đình, nhà trường và xã hội.

Hay gặp ở trẻ em

Tự kỷ hay còn được gọi là những rối loạn phát triển lan tỏa là một trong những rối loạn nặng, làm suy yếu chức năng và cản trở cuộc sống nhiều nhất. Trong 2 năm đầu đời, trẻ có thể phát triển, vận động tương đối bình thường, sau đó các khả năng đã có lại mất dần đi. Cha mẹ thường đưa con đi khám khi thấy con chậm nói hoặc đã biết nói nhưng gọi lại không trả lời.
 
 Cần phát hiện sớm các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ. Ảnh: TL
Nếu chú ý, cha mẹ sẽ nhận thấy những biểu hiện bất thường xuất hiện khá sớm từ khi trẻ mới 10 - 12 tháng tuổi. Trẻ tự thu mình, không quan tâm đến người khác, không thích chơi chung với trẻ cùng tuổi và chủ động tránh những đứa trẻ này. Không biết chơi các trò chơi bắt chước, những cố gắng để lôi cuốn sự chú ý của trẻ đều vô ích.
 
Bé không tỏ vẻ trìu mến khi được cưng chiều, ít khóc, bé rất ngoan, thậm chí quá ngoan. Khó khăn khi hiểu và sử dụng ngôn ngữ. Chơi khác thường với đồ chơi. Quá hay kém nhạy cảm với tiếng động, nhìn, nếm sờ hoặc... ngửi. Có thái độ thách thức như hung hăng, tự gây tổn thương hoặc rút lui trầm trọng...

Trẻ thờ ơ, ít đòi hỏi chăm sóc hoặc luôn bứt rứt, quấy khóc, khó ngủ, ít cười, ánh mắt đờ đẫn, không phát âm được khi âu yếm. Khi đến 2 - 3 tuổi, các biểu hiện của bệnh dần bộc lộ rõ. Nhìn chung tất cả trẻ em mắc bệnh tự kỷ đều khiếm khuyết về khả năng tương tác xã hội, khiếm khuyết về khả năng giao tiếp bằng lời (ngôn ngữ) hoặc không lời nói và rối loạn về các hành vi.

Có phải lỗi của mẹ?

Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào tìm ra nguyên nhân gây bệnh tự kỷ, mặc dù thế giới không ngừng nghiên cứu về loại rối loạn này. Có những yếu tố góp phần trong rối loạn tự kỷ như di truyền hoặc một số tổn thương não. Ngoài ra, ngạt khi sinh, sang chấn do can thiệp sản khoa, sinh non, vàng da, khuyết tật tâm thần, động kinh, người mẹ khi mang thai nhiễm virut, nhiễm độc… cũng là những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh này.

Nhận định tự kỷ là do lỗi của cha mẹ thiếu chăm sóc hoặc do phản ứng vaccin  tiêm chủng… là rất sai lầm, quan niệm này đã đẩy cha mẹ vào tâm trạng luôn dằn vặt mình, cộng với tình trạng bệnh của con đã khiến cha mẹ mắc bệnh trầm cảm. Tình trạng bệnh của cha mẹ lại tác động trở lại đứa con khiến bệnh trẻ càng nặng thêm.

Tuy nhiên, nếu tách trẻ ra khỏi hơi ấm của mẹ quá sớm sẽ khiến trẻ hụt hẫng, mất phương hướng, trẻ dần dần tự cô lập, nếu có sẵn những yếu tố tự kỷ thì bệnh sẽ mau nặng lên. Trẻ được bao bọc quá kỹ lưỡng trong điều kiện vật chất dư thừa, nhưng không được giao tiếp với thế giới bên ngoài, không được hoạt động, tương tác với trẻ khác, cũng khiến hội chứng tự kỷ thêm trầm trọng.
 
Có thể lý giải hiện tượng trẻ em nông thôn ít bị tự kỷ hơn trẻ em thành phố là bởi trẻ nông thôn có điều kiện giao tiếp với cộng đồng thuận lợi hơn, được vận động, vui chơi với những trẻ em khác thoải mái hơn, từ đó sẽ phát triển bình thường, hoặc bị tự kỷ nhẹ thì bệnh có thể hoàn toàn tự khỏi.

Cần được phát hiện sớm

Khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường như: Chậm nói, hoặc biết nói rồi ngừng hẳn, chỉ thích chơi một mình, không cười, không tiếp xúc bằng mắt với bố mẹ hay người đối diện, quá say mê một thứ đồ vật nào đó, có những hành vi lặp đi lặp lại, rất thích sắp xếp đồ vật theo thứ tự, ngăn nắp một cách kỳ lạ và có biểu hiện hung hăng khi thứ tự đó bị xáo trộn…
 
Phần lớn các bậc cha mẹ đã nghĩ đến khả năng con bị tự kỷ. Nhưng do mặc cảm, sĩ diện nên giấu bệnh của con, bất hợp tác với bác sĩ, hoặc khi biết con bị tự kỷ thì rơi vào tình trạng chán nản, suy sụp, buông xuôi… khiến bệnh của trẻ ngày càng nặng. Cuộc chiến với căn bệnh tự kỷ thường kéo dài và rất gian nan, việc phát hiện sớm là rất quan trọng, vì phát hiện càng sớm thì việc can thiệp, khắc phục sẽ có kết quả cao hơn, trẻ càng có nhiều cơ hội hòa nhập với cộng đồng, tự lập trong cuộc sống.
 
Trẻ từ 18 - 36 tháng tuổi nếu được phát hiện sớm và can thiệp điều trị bởi đội ngũ nhiều chuyên gia thì có khoảng 30% khả năng trẻ sẽ trở lại bình thường, có thể hòa nhập trở lại với cộng đồng. Quá độ tuổi này, việc can thiệp sẽ gặp khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.
 Một giờ học của trẻ tự kỷ ở TP. Hồ Chí Minh.Ảnh: Duy Khương

Có thể phòng ngừa?

Để tránh nguy cơ trẻ mắc bệnh tự kỷ, khi mang thai, các bà mẹ cần giữ gìn sức khỏe, kiêng rượu, thuốc lá để hạn chế nguy cơ nhiễm độc, đẻ non, đặc biệt tránh dùng nhiều mỹ phẩm (vì nhiều loại chứa chất thủy ngân - nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tự kỷ)… Sau khi trẻ ra đời, không nên tách trẻ khỏi mẹ quá sớm; Cha mẹ nên dành nhiều thời gian chăm sóc, trò chuyện, chơi đùa với trẻ để giúp trẻ phát triển năng lực, tránh để trẻ bị chấn động về não, hoặc sang chấn tâm lý.

Một thái độ ân cần, một ánh mắt cảm thông là liều thuốc giúp trẻ tự kỷ và cha mẹ đứng vững và tiếp tục bước trên con đường chông gai. Ngược lại, một lời nói hay một cử chỉ kỳ thị dù nhỏ, cũng đủ làm họ rơi vào tuyệt vọng. Cộng đồng xã hội hãy chung tay hành động vì trẻ tự kỷ, phá đi bức tường ngăn cách để các em được hòa nhập với xã hội. Chỉ như thế mới giúp những đứa trẻ vốn đã kém may mắn đỡ thiệt thòi hơn. 

Mỗi năm Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận khoảng 6.000 trẻ bị nghi mắc bệnh tự kỷ đến khám và điều trị. Trên thực tế, số trẻ mắc tự kỷ rất lớn vì gia đình không biết, hoặc biết mà lơ là, nghĩ là không quan trọng nên không đưa trẻ đến các bệnh viện chuyên khoa để khám và điều trị. Hiện ở Việt Nam mới chỉ có một vài trung tâm từ thiện của các tổ chức phi chính phủ hoặc tư nhân điều trị cho trẻ tự kỷ.

Đề án để trẻ tự kỷ đến trường giai đoạn 2010-2015 của Bộ Giáo dục & Đào tạo khẳng định: Đến năm 2015 phải có 90% số trẻ tự kỷ đến trường. Tuy nhiên, thực tế đến nay, số trẻ tự kỷ đến trường vẫn còn nhiều rào cản, con số trẻ đến trường mới chỉ đạt khoảng 60-70%.

 

                                                             Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục