Hộ chăn nuôi xã Kim Bôi (Kim Bôi) tiêm vắcxin phòng tụ huyết trùng cho gia súc vụ xuân – hè.

Hộ chăn nuôi xã Kim Bôi (Kim Bôi) tiêm vắcxin phòng tụ huyết trùng cho gia súc vụ xuân – hè.

(HBĐT) - Đã bước vào thời kỳ nắng nóng cao điểm, hộ chăn nuôi trong tỉnh cần tăng cường khâu chăm sóc, phòng bệnh cho đàn vật nuôi, nhất là đối với 5 vật nuôi chủ lực của tỉnh gồm trâu, bò, dê, lợn, gia cầm.

 

Tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh gồm trên 163.000 con trâu, bò, gần 400.000 con lợn, 3,8 triệu con con gia cầm và 29.300 con dê. Đối với đàn trâu, bò ngoài những lưu ý bệnh tụ huyết thường xảy ra quanh năm, các bệnh thường gặp là cảm nắng và ngộ độc thuốc trừ cỏ. Theo đồng chí Phạm Vinh Xương, Chi cục Phó Chi cục Thú y, trường hợp gia súc chăn thả ngoài đồng, dưới cái nắng gay gắt và nhiệt độ ngoài trời 38 độ C – 39 độ C khó tránh khỏi bị cảm nắng. Đây là bệnh khiến con vật thở nhanh, chướng hơi và nhanh chóng ngã vật, nếu không xử lý kịp thời sẽ gây chết nhanh. Đồng chí cũng khuyến cáo, nếu hộ chăn nuôi gặp phải tình huống trâu, bò nuôi bị say nắng phải lập tức che râm, lấy bao tải tẩm ướt đắp vào vùng trán con vật cho đến khi con vật hồi tỉnh thì tiêm thêm mũi trợ tim, trợ sức sau đó dắt, buộc vào chỗ râm, mát. Về chăm sóc sau say nắng, cho vật nuôi ăn thức ăn dễ tiêu hoá như cỏ non, đưa về chuồng trại và chăm sóc như đối với con vật ốm, bệnh trong vài ngày. Để phòng, tránh, hộ chăn nuôi không chăn thả gia súc trong điều kiện nhiệt độ ngoài trời quá cao, nhất là buổi trưa và đầu giờ chiều, không để chúng làm việc năng trong thời tiết nóng nực.

 

Ngộ độc thuốc trừ cỏ hiện cùng là bệnh dễ gặp ở mùa này. Nguyên nhân do trâu, bò ăn phải cỏ mới phun thuốc diệt tại khu vực đồng ruộng hoặc trong quá trình kiếm ăn dọc đường. Biểu hiện rõ nhất của ngộ độc hàm lượng thấp là con vật có hiện tượng run rẩy, co giật, thân nhiệt giảm và chảy rãi. Cách xử trí ngộ độc thuốc trừ cỏ là dùng thuốc xanhmetylen pha với nước cho con vật uống và tiêm gluco canxi vào tĩnh mạch, tiêm bắp cafein, B1, C. Một lưu ý khác đối với người chăn nuôi là cả cảm nắng và ngộ độc thuốc diệt cỏ đều có một số triệu chứng giống với bệnh tụ huyết trùng. Để xác định, điều trị đúng, trúng bệnh, bà con nên thông tin và yêu cầu sự trợ giúp xủ trí kịp thời của hệ thống thú y cơ sở.

 

Đối với đàn gia cầm nuôi trong dân hiện đang ở vào thời kỳ tái đàn, một số bệnh hay gặp ở các tuổi gà, đặc biệt gà con là bệnh niucatxtơn và gumboro. Với đàn lợn lưu ý các bệnh tả lợn, tụ huyết trùng cũng dễ bùng phát vào mùa nắng, nóng. Hiện nay, nhận thức chăn nuôi lợn, gia cầm trong nhân dân đã được nâng lên đáng kể, hộ chăn nuôi có ý thức phòng bệnh cho vật nuôi bằng biện pháp tiêm, nhỏ thuốc phòng và kinh nghiệm chăn nuôi. Cơ quan chuyên môn thú y khuyến cáo thêm về các bệnh thường gặp trên đàn lợn và gia cầm có liên quan nhiều đến yếu tố môi trường. Bà con nên chú trọng hơn nữa đến củng cố, cải tạo chuồng trại thoáng mát, đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực chăn nuôi, giữ nền chuồng sạch sẽ, thường xuyên tắm mát cho đàn lợn, tiêm phòng định kỳ và phát hiện, điều trị kịp thời với con vật ốm.

 

                                                                    

 

                                                                        Bùi Minh

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục