(HBĐT) - Chúng tôi có mặt tại khoa Nhi và khoa Sơ sinh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh), những ngày nắng nóng, các phòng bệnh khá đông bệnh nhân. Hỏi qua một số sản phụ sinh con non tháng, nhẹ cân và các bà mẹ có con điều trị viêm phổi, viêm phế quản tại khoa, được biết phần lớn những trẻ này có người thân trong gia đình hút thuốc.

 

Chị Quách Thị Nhị, 31 tuổi ở xã Chí Thiện (Lạc Sơn) cho biết: “Tôi mang thai mới được 8 tháng nhưng bị đau bụng, may người nhà đưa đến bệnh viện kịp thời. Tôi vừa sinh cháu được 5 ngày, cháu nặng chưa đầy 2 kg nên giờ vẫn đang phải nằm ở phòng chăm sóc đặc biệt”. Khi được hỏi trong gia đình có ai hút thuốc lá, thuốc lào không, chị Nhị tâm sự: “Nhà tôi có 7 người thì 5 người hút thuốc, bố chồng và chồng tôi hút thuốc lá, còn bà cụ và mẹ chồng tôi hút thuốc lào, tôi thỉnh thoảng cũng thuốc lào. Trong làng hầu hết các gia đình đều có 2 - 3 người hút thuốc. Tôi thật sự chưa hiểu rõ lắm về tác hại và hậu quả của việc hút thuốc”.

 

Anh Nguyễn Văn Thức (xã Thống Nhất, TP Hòa Bình) cùng vợ đang chăm con nhỏ 1 tuổi bị viêm phổi điều trị tại khoa Nhi cho biết: “Tôi hút thuốc lá hơn 10 năm nay, nhiều lần muốn bỏ nhưng vẫn chưa được. Tôi đã hạn chế hút thuốc trong nhà nhưng do công việc hay phải làm đêm nên những lúc vợ con ngủ tôi vẫn hút thuốc ngoài phòng khách khi làm việc”.

 

Đây chỉ là 2 trong số nhiều trường hợp người nhà của các bé chủ quan, không hiểu hết tác hại của việc hút thuốc và hút thuốc lá thụ động. Không phải trường hợp sinh non, sinh con nhẹ cân, trẻ nào bị viêm phổi, hen xuyễn cũng là do khói thuốc. Nhưng khói thuốc đang từng ngày, từng giờ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người hút và những người xung quanh.

 

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thanh Hải, Trưởng khoa sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: “Nếu người mẹ hút thuốc khi mang thai hoặc sống trong môi trường nhiều khói thuốc, đồng nghĩa thai nhi cũng hít phải khí độc mỗi ngày. Các biến chứng nghiêm trọng nhất mà khói thuốc có thể gây ra cho thai nhi là hiện tượng thai chết lưu, sinh non, bé nhẹ cân.  Trẻ sơ sinh có nguy cơ đột tử cao; trẻ dưới 2 tuổi tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng tai, đường hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi... Bên cạnh đó, những trẻ lớn hơn khi sống trong gia đình có người hút thuốc, trẻ sẽ có khuynh hướng hút theo. Trẻ hút thuốc hay hút thuốc thụ động đều sẽ mang đến hậu quả về nguy cơ mắc các bệnh như ung thư phổi, tim mạch, đục thủy tinh thể...”.

 

Chúng ta hoàn toàn có thể hạn chế và tránh được các nguy cơ bệnh lý do làn khói độc gây ra cho thế hệ tương lai: nếu bạn đang hút thuốc, điều quan trọng cho sức khỏe của bạn và con bạn là từ bỏ hút thuốc, có như vậy, con bạn mới tránh được hút thuốc thụ động; không hút thuốc nơi công cộng để trẻ được sống trong môi trường không khói thuốc.

 

 

                                                                       Hồng Dung

                                                              (Trung tâm TTGDSK)

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục