(HBĐT) - Là vùng đất giàu truyền thống yêu nước, thế nên, ngay từ thời kỳ đấu tranh dựng nước, giữ nước và cả trong giai đoạn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay, xứ Mường Hòa Bình vẫn được xem là vùng đất nuôi dưỡng các vị tướng.

 

1. Trong tiến trình cả nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, với truyền thống yêu nước nồng nàn, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã cùng với các dân tộc anh em chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua nghìn năm đó, có những địa danh, những con người ở nơi đất Mường đã được lịch sử ghi tạc. Như việc hai nữ kiệt Trưng Trắc, Trưng Nhị lập căn cứ chống lại quân xâm lược Đông Hán trong những năm đầu công nguyên tại vùng đất Mường.

 

Đến thế kỷ XV, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn cũng được nhân dân miền Trung du Thanh Hóa và vùng Hòa Bình trợ giúp. Trong cuộc tiến quân ra Bắc, nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân ở vùng Hòa Bình hết lòng ủng hộ. Cuộc kháng chiến chống giặc Minh kết thúc thì tại vùng Tây Bắc, tù trưởng Đèo Cát Hãn nổi lên với mưu đồ cát cứ. Năm 1431, vua Lê Thái Tổ đã cầm quân vượt ghềnh thác sông Đà lên dẹp loạn. Khi đến vùng thác Bờ, nhà vua được 3 mẹ con người Dao ở xã Vầy Nưa và một bà mẹ người Mường ở xã Hào Tráng (Đà Bắc) giúp đỡ về lương thực, thực phẩm; được nhân dân giúp làm thuyền mảng, cắt cử những trai đinh chèo thuyền, chở mảng đưa nhà vua và quan quân triều đình vượt ghềnh thác hiểm nguy.

 

Đến thế kỷ XVIII, khi quân Thanh xâm lược nước ta, mùa xuân 1789, người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã từ Phú Xuân đưa đại quân thần tốc ra Bắc đại phá quân Thanh. Một cánh của đại quân theo đường Yên Mô - Nho Quan (Ninh Bình) qua Lạc Sơn, Lương Sơn ra Ba Thá (Mỹ Đức - Hà Nội) tập kích quân Thanh tại Đại áng, Khương Thượng. Trên đường qua Hòa Bình, đại quân của vua Quang Trung đã được nhân dân tận tình giúp đỡ. Nhiều trai đinh hăng hái xung quân, chiến đấu dũng cảm.

 

 

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh trong buổi gặp mặt các vị tướng là con em các dân tộc và đã từng công tác tại Hoà Bình vào ngày 11/3/2015.

 

Khi thực dân Pháp xâm lược, nhân dân Hòa Bình nêu cao truyền thống yêu nước, đứng lên chiến đấu bảo vệ quê hương. Cuộc chiến đấu chống quân xâm lược diễn ra quyết liệt, liên tục. ở vùng Lạc Thủy có cuộc kháng chiến do Đốc Tam chỉ huy. Vùng Kỳ Sơn, Lương Sơn có nghĩa quân của Đinh Công Uy đã gây cho giặc Pháp nhiều tổn thất. ở dải sông Đà từ Lương Sơn, Kỳ Sơn, Đà Bắc, Mai Châu là địa bàn hoạt động của nghĩa quân Đốc Ngữ. Được nhân dân ủng hộ, nghĩa quân đã gây cho giặc Pháp nhiều tổn thất nặng nề. Trong đó phải kể đến trận tập kích của nghĩa quân vào tỉnh lỵ Chợ Bờ ngày 30/1/1891 giết chết tên phó sứ Rougery. Lịch sử đấu tranh còn ghi lại những chiến công hiển hách của những vị chiến tướng là người con của vùng đất Hòa Bình như Tổng Kiêm và Đốc Bang ở vùng Kỳ Sơn hay vị dũng tướng Đinh Công Niết - người đã vinh dự được đặt tên cho một tiểu đoàn (tiểu đoàn Đinh Công Niết)... Có một điều dường như đã trở thành chân lý, càng trong gian khó, con người Hòa Bình lại càng sáng lên những phẩm chất anh hùng cao đẹp. Và không ít người đã được đất Mường nuôi dưỡng để trở thành những vị tướng.

 

2. Nói về các vị tướng ở Hòa Bình thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tôi có những ấn tượng đậm nét với thiếu tướng Bùi Đình Phái, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh. Cũng giống nhiều người, tiếp xúc với ông qua công việc nhưng lại có ấn tượng về ông qua con người. Là vị tướng xuất thân từ gia đình nghèo khó, đã từng kinh qua trận mạc với 3 lần bị thương. ông là người quý cái tình, trọng cái tình. Bởi ông luôn tâm niệm “ở đời người ta sống với nhau, quý nhau là ở cái tình”. Khi giữ trọng trách cao nhất của LLVT tỉnh ông luôn cố gắng mỗi ngày làm một việc tốt vì nhân dân. Chẳng thế, khi còn công tác, ngoài việc tham mưu hiệu quả cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ QP - QSĐP, ông cùng tập thể lãnh đạo chỉ huy cơ quan Bộ CHQS tỉnh phát động, triển khai và tổ chức thực hiện nhiều phong trào nghĩa tình với cách làm mới, sáng tạo, có sức lan tỏa sâu rộng, đem lại hiệu quả thiết thực. Trong đó, phải kể đến những phong trào xây dựng “Hòm tiết kiệm ủng hộ người nghèo”, “Quân đội chung sức xây dựng NTM” mô hình xây dựng “Làng, bản văn hóa quốc phòng” ở địa bàn đặc biệt khó khăn; ông và tập thể lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh vận động hàng nghìn hộ gia đình tự nguyện hiến đất để làm đường giao thông. Trong đó, nhiều người đã bước qua những điều cấm kỵ từ nghìn đời, tự nguyện di dời mồ mả cha ông, hiến đất xây dựng công trình hạ tầng xã hội...        

 

Cũng chung quan điểm “cho đi không phải để nhận lại” với thiếu tướng Bùi Đình Phái, thiếu tướng Đinh Xuân ứng, Phó Chủ nhiệm Chính trị - Bộ Tư lệnh Quân khu 3 lại có cách làm khác nhưng vẫn đậm chất nhân văn, chan chứa tình người. Câu chuyện của vị tướng sinh ra ở vùng quê nghèo Hiền Lương (Đà Bắc) được nhiều người biết đến đó là việc ông và gia đình đã cưu mang, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Như giúp cậu học trò nghèo có thêm điều kiện và nghị lực đến trường; đó là giúp một người nghiện lầm đường lạc lối trở về với nẻo thiện. Hơn cả, đó là cái tình với đồng đội đã hy sinh khi ông và gia đình giúp các gia đình liệt sỹ tìm được hài cốt đưa về an táng tại quê nhà. Với nhiều người đó là chuyện lớn. Nhưng với ông thì khác: những việc mình làm dù có lớn đến đâu thì cũng là vô nghĩa nếu nó không trở thành những bài học hữu ích cho những người xung quanh.

 

 

Nhân dân huyện Lương Sơn tiễn bộ đội lên đường vào Nam chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

 

3. Tôi ấn tượng với ông, không phải ông là vị tướng đầu tiên của ngành an ninh Hòa Bình. Mà ông để lại ấn tượng sâu, đậm với tôi đó là những khi ông đến với người dân, trò chuyện với người dân bằng sự chân tình, cởi mở như người anh, người con trong gia đình. Suốt hơn 40 năm trong ngành Công an, từ khi là cán bộ phụ trách địa bàn cho đến khi trở thành một vị tướng, thiếu tướng Bùi Đức Sòn, nguyên Giám đốc Công an tỉnh luôn đặt tình người lên trên hết. ông chia sẻ: “Nếu không lấy cái tình để cảm hóa cái ác thì có lẽ tôi không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao”. Bằng tình người, sự gần gũi, chân tình, ông đã giáo dục, cảm hóa hàng chục thanh niên hư trở thành người tốt. Cái tình người, cũng đã được ông đặt lên trong quá trình làm công tác vận động, tranh thủ người có uy tín trong việc tham gia giúp đỡ lực lượng công an giữ vững ANCT - TTATXH tại những địa bàn phức tạp. Trong suốt những năm công tác, dù ở vị trí là một cán bộ cấp đội, cấp phòng hay khi đã trở thành vị tướng, ông luôn dành tâm huyết cho công tác xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ”. Tất cả mọi việc đều nảy sinh từ cơ sở, nếu phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời sẽ không để xảy ra mâu mắc, phức tạp. Do vậy, ông luôn dành mọi tâm huyết, tập trung củng cố, xây dựng thế trận ANND vững chắc trên tinh thần dựa vào nhân dân. Tâm huyết đó của ông đã được cụ thể hóa bằng các phong trào quần chúng trong công tác “tự phòng, tự quản, tự bảo vệ”. Trong đó, điển hình là các mô hình: “Tiếng kẻng bình yên”, “Làng mán tự quản”, “ổ nhà, dòng họ tự quản”, “Tổ liên gia tự quản”… Để những mô hình này được triển khai, nhân rộng, ông thường xuyên xuống cơ sở cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với nhân dân để chia sẻ, động viên người dân xây dựng cuộc sống ấm no, tránh xa các thói hư, tật xấu, giữ vững an ninh ngay từ mỗi gia đình, dòng họ...

Ở đây, chúng tôi không thể kể hết các vị tướng sinh ra và lớn lên nơi đất Mường. Nhưng thực tế đã cho thấy, đất Mường cũng đã trở thành nơi nuôi dưỡng những vị tướng. Không chỉ những người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này. Mà có nhiều người sau quá trình công tác tại Hòa Bình khi được điều động nắm giữ vị trí công tác mới cũng đã vinh dự phong quân hàm tướng như trung tướng Vũ Văn Hiển, Chánh văn phòng Bộ Quốc phòng; trung tướng Nguyễn Sơn Hà, Cục trưởng Cục cứu hộ, cứu nạn - Bộ Quốc phòng; trung tướng Lê Hùng Mạnh, nguyên Chính uỷ Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; thiếu tướng Bùi Trọng Quỳnh, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội...

 

                                                        Mạnh Hùng

 

 

 

Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục