(HBĐT) - Tưởng như mưa lũ đã xóa nhòa đi tất cả mầm xanh, cuốn đi những hy vọng và nỗ lực của bà con nhân dân tại các xã bị ảnh hưởng bởi lũ bão trên địa bàn huyện Đà Bắc. Thế nhưng họ đã vươn lên giành lại những gì đã mất. Sau gần 5 năm đợt mưa lũ lịch sử đi qua, những mái nhà mới khang trang, kiên cố được dựng lên giữa ngổn ngang gạch ngói. Mầm xanh đã bắt đầu nhú trên những luống rau quanh nhà. Những em nhỏ ê a đọc chữ. Cuộc sống của bà con nhân dân vùng lũ ở các khu tái định cư (TĐC) xóm Lau Bai, xóm Túp, xóm Kế, xóm Bưa Cốc và xóm Nà Tèn (nay là xóm Nghê) dần ổn định, từng ngày khởi sắc.



Khu tái định cư Lau Bai, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) được đầu tư hạ tầng khá đồng bộ, tạo điều kiện cho Nhân dân ổn định tại nơi ở mới.

Giai đoạn năm 2017 - 2018, huyện Đà Bắc là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai. Mưa lũ lịch sử đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của hàng nghìn hộ dân, đặc biệt tại các xã: Suối Nánh, Đồng Nghê (nay là xã Nánh Nghê ), Mường Chiềng, Đồng Chum, Trung Thành, Vầy Nưa… Tổng thiệt hại ước khoảng 400 tỷ đồng. Cụ thể có 14 người chết và mất tích; trên 80 nhà bị lũ cuốn trôi và sập hoàn toàn; 900 ngôi nhà bị hư hỏng; hàng nghìn ha hoa màu bị ngập úng; trên 9.000 con gia súc, gia cầm bị lũ cuốn trôi…        

Xã Vầy Nưa là một trong những địa phương hứng chịu thiệt hại rất nặng nề bởi mưa lũ. Theo thống kê của UBND xã, trận lũ tháng 10/2017 đã làm thiệt hại nặng nề về hòa màu, tài sản của người dân, nhiều tuyến đường, trường học, một số nơi bị chia cắt cục bộ. Hàng chục hộ dân bị đất, đá sạt lở vào nhà, 33 hộ dân phải di dời khẩn cấp. Ước tính tổng thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng. Thiên tai cũng khiến nhiều người rơi vào tình cảnh hết sức điêu đứng, kiệt quệ, khi phần lớn tài sản, gia súc, gia cầm, vốn liếng bị cuốn trôi theo dòng nước lũ. Sau mưa lũ, cuộc sống của người dân hoàn toàn đảo lộn. Các hộ phải di dời nhà ở sang vùng an toàn, đó là những lán, lều bạt được dựng tạm, thiếu thốn đủ bề. Qua mấy tháng ở trong nhà bạt, khu TĐC xóm mới Lau Bai đã hoàn thiện. Các hộ dân đã dọn đến nơi mới để sinh sống.

Anh Lý Văn Thanh, Phó thôn đội trưởng xóm Lau Bai, xã Vầy Nưa cho biết: Từ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, khu TĐC xóm Lau Bai được quy hoạch với diện tích 4,8 ha đã dần hình thành, đáp ứng nhu cầu ở cho 33 hộ, 127 nhân khẩu. Đến nay, khu TĐC Lau Bai đã cơ bản hoàn thiện với hạ tầng khá đồng bộ, gồm đường giao thông nội xóm, điện, công trình nước, nhà văn hóa. Toàn bộ các hộ thuộc diện di dời khẩn cấp đã dọn về ở và xây nhà kiên cố. Bà con yên tâm sinh sống, không còn cảnh lo toan, ám ảnh chạy lũ quét, sạt lở khi bước vào thời gian chuyển mùa, gió giật, sấm chớp trong mùa mưa.

Tại xã Nánh Nghê cũng là vùng đất chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt mưa lũ lịch sử năm 2017 - 2018. Đến nay, gần 200 hộ trên địa bàn xã thuộc diện TĐC xen ghép, TĐC tập trung đã ổn định cuộc sống. Nhân dân khu TĐC xen ghép xóm Nghê phát triển kinh tế chủ yếu là trồng trọt kết hợp chăn nuôi. Thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/năm. Toàn khu có 60 hộ nghèo. Trên 80% số hộ  có thiết bị nghe nhìn. Tỷ lệ hộ có xe máy chiếm trên 90%. Toàn xóm có trên 112 con ngựa, 400 con lợn, hơn 1.000 con gà, vịt...

Ông Bùi Ngọc Thích, Bí thư Chi bộ xóm Nghê, xã Nánh Nghê cho biết: Sau cơn bão lịch sử năm 2017, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà cửa, các công trình phụ trợ. Bên cạnh đó hỗ trợ bà con trong sản xuất phát triển kinh tế. Đến thời điểm hiện tại, cuộc sống của bà con nhân dân ở xóm đã có sự thay đổi rõ rệt, kinh tế cơ bản ổn định, ANTT được giữ vững.    

Cả hệ thống chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các nhà hảo tâm đã dốc sức, đồng lòng hỗ trợ, giúp đỡ Nhân dân vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Hiện nay, 183 hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở đã được bố trí chỗ ở mới tại 5 khu TĐC với tổng mức đầu tư phê duyệt 120,883 tỷ đồng. Theo đó, mỗi hộ dân tại các khu TĐC được hỗ trợ 20 triệu đồng để chuyển về nơi ở mới, 6 triệu đồng làm nhà vệ sinh. Ngoài ra, Nhà nước hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng và đầu tư hệ thống hạ tầng cơ sở thiết yếu phục vụ nhu cầu dân sinh như điện, đường, trường, trạm, nước sinh hoạt… Đẩy mạnh hỗ trợ sinh kế với các chính sách nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm tại các xã: Vầy Nưa, Đồng Ruộng, Tiền Phong, Nánh Nghê… Chú trọng phát triển kinh tế gắn với phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan, cải thiện môi trường sống và thu hút khách du lịch. 

 Đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết: Từ nguồn lực hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, đời sống Nhân dân vùng lũ, đặc biệt là ở các khu TĐC từng bước ổn định. Hệ thống hạ tầng thiết yếu được quan tâm đầu tư xây dựng, các chính sách hỗ trợ sinh kế cho người dân được nhanh chóng triển khai. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 21,2 triệu đồng/năm. Tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 4,97%, so với cùng kỳ đạt 105,52%. Sau khi sáp nhập đơn vị hành chính, toàn huyện có 3 xã về đích nông thôn mới. Để đảm bảo cho Nhân dân trên địa bàn huyện có cuộc sống phát triển hơn, huyện đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể rà soát, nắm tình hình tại cơ sở để kịp thời quan tâm, động viên, hỗ trợ các hộ gia đình, đặc biệt là các xã, vùng mới ổn định sau thiên tai, vùng đặc biệt khó khăn, khu TĐC.


Minh Duy
(Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc)

Các tin khác


Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Lừa đảo xuất khẩu lao động - cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lợi dụng việc một bộ phận người dân có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ), thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện các chiêu lừa XKLĐ khiến không ít người lâm vào cảnh éo le. Thậm chí nhiều trường hợp đứng trước "nanh vuốt” của bọn tội phạm mua bán người...

Sáng mãi màu áo xanh tình nguyện

"Năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thống nhất lựa chọn chủ đề công tác là "Năm Thanh niên tình nguyện”. Đây là năm đánh dấu nhiều sự kiện đặc biệt có ý nghĩa trong phong trào thanh niên tình nguyện, như: kỷ niệm 60 năm phong trào "Ba sẵn sàng”, 10 năm "Năm Thanh niên tình nguyện”, 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè. Vì vậy, tổ chức Đoàn các cấp cần phải xem đây là một năm sôi động các hoạt động thanh niên tình nguyện trên toàn quốc với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp thanh niên Việt Nam" - đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn nhấn mạnh tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ tư, khoá XII (tháng 1/2024).

Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 2 - Công trình không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng?

Liên quan đến việc xây dựng chùa Hòa Bình và các công trình phụ trợ, thời gian qua, một số cơ quan thông tin, báo chí đưa tin cho rằng: công trình này không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; còn để xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Trước những vấn đề được dư luận xã hội và người dân quan tâm, các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình (TPHB) đã có thông tin phản hồi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục