Niềm vui trong những căn nhà Đại đoàn kết đầy nghĩa tình được trao tặng là "trái ngọt” từ Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN), tạo động lực giúp người dân từng bước giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện thực hóa "giấc mơ” an cư đã trao cơ hội vươn lên, giúp cuộc sống hộ nghèo dần ổn định, từ đó càng vun đắp niềm tin vào Đảng, Nhà nước, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.


Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy cùng đoàn công tác dự khánh thành nhà đại đoàn kết và tặng quà hộ ông Bùi Văn Hanh, xóm Trang Giữa, xã Hợp Phong (Cao Phong). Ảnh: L.C

Cuộc sống sang "trang” mới

Gia đình ông Đinh Văn Tiến ở xóm Hiềng, xã Thành Sơn (Mai Châu) là một trong những hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn được thụ hưởng từ Chương trình XNT, NDN. Do không có điều kiện làm nhà ở, nhiều năm nay, gia đình ông Tiến phải sinh sống trong căn nhà lụp xụp, chắp vá, cuộc sống rất khó khăn. Tháng 11/2024, gia đình ông được huyện hỗ trợ tiền sửa nhà, cùng với số tiền dành dụm, giúp đỡ từ họ hàng, người thân, gia đình ông đã xây dựng ngôi nhà mới khang trang, vững chãi, giải quyết được nhu cầu cấp bách về nhà ở.

Ông Tiến chia sẻ: "Gia đình tôi thuộc hộ nghèo, quanh năm với ruộng đồng, tuổi cao, thu nhập bấp bênh nên không có tiền sửa chữa nhà ở. Được Nhà nước hỗ trợ cùng số tiền dành dụm, giúp đỡ của người thân, tôi đã xây dựng được ngôi nhà sàn bê tông kiên cố, thỏa ước mong của 2 vợ chồng bấy lâu nay. Căn nhà giúp cuộc sống của chúng tôi sang trang mới, làm chỗ dựa vững chắc, từ nay yên tâm sinh sống, lao động để vươn lên thoát nghèo”.

Niềm vui nhân lên khi gia đình ông Tiến được các nhà hảo tâm tặng gà, bò giống, hỗ trợ nguồn sinh kế để giảm nghèo bền vững. Với con giống được hỗ trợ, cùng vườn ngô vào vụ thu hoạch sẽ tạo đà giúp cuộc sống của vợ chồng ông từng bước ổn định hơn.

Đến thăm các hộ dân được hỗ trợ nhà ở mới thấy hết được niềm vui của bà con, ý nghĩa to lớn của những căn nhà Đại đoàn kết ấm tình người. Bà Đinh Thị Ngoan, xóm Đồi, xã Hợp Tiến (Kim Bôi) tuổi đã cao, sống đơn thân trong căn nhà dột nát. Bà mưu sinh với mảnh vườn nhỏ, gia cảnh nghèo khó không có tiền tích lũy, thường xuyên đau ốm, vì vậy được ở trong căn nhà mới, vững chãi là mong ước bấy lâu của bà. Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) xã đã rà soát, lập danh sách, đưa hộ bà Ngoan vào diện cấp thiết hỗ trợ làm nhà ở. Đồng thời, xã kêu gọi cộng đồng ủng hộ, người góp tiền, người góp ngày công, vật liệu cùng nguồn hỗ trợ xóa nhà tạm của MTTQ tỉnh, căn nhà cấp 4 mái bằng vững chãi được xây dựng nhanh chóng.

"Không có Chương trình XNT, NDN của tỉnh thì không biết đến bao giờ tôi mới có cơ hội được ở trong căn nhà mới. Được cấp ủy, chính quyền, MTTQ cùng bà con làng xóm hỗ trợ, giúp đỡ, tôi rất mừng, từ nay yên tâm sinh sống, hy vọng cuộc sống sớm vơi bớt khó khăn” - bà Ngoan xúc động chia sẻ.

Thắp niềm tin, hy vọng cho người nghèo

Sau đợt mưa bão tháng 9/2024, căn nhà gỗ lợp mái prôximăng lụp xụp mà bà Bùi Thị Vân, xóm Xuân Tiến, xã Xăm Khòe (Mai Châu) ở đã đổ sập hoàn toàn. Tuy không bị thương tích nhưng chỗ ở của bà không còn. Tuổi cao, sống đơn thân, gia cảnh nghèo khó, không có tiền tích lũy, chỉ trông vào vài luống rau để mưu sinh hàng ngày nên dựng lại căn nhà mới để ở là việc ngoài khả năng của bà. Đồng cảm trước khó khăn, cấp ủy, chính quyền, MTTQ xã cùng bà con trong xóm đã kịp thời quan tâm, kêu gọi ủng hộ, người góp tiền, người góp ngày công, vật liệu, cùng nguồn hỗ trợ xóa nhà tạm của MTTQ tỉnh, căn nhà mới với mái tôn, cửa nhôm kính khang trang được xây dựng nhanh chóng. Giọt nước mắt lăn trên má, xúc động, vui mừng trước tình cảm của cộng đồng, bà Vân chia sẻ: "Được Nhà nước cùng bà con làng xóm hỗ trợ, xây dựng cho căn nhà mới kiên cố giúp thỏa ước mong của tôi bấy lâu. Được hỗ trợ sinh kế, tôi yên tâm sinh sống, tiếp tục lao động, vươn lên trong cuộc sống”.

Bên cạnh hỗ trợ nhà ở từ Chương trình XNT, NDN, các ban, ngành, chính quyền địa phương cũng đẩy mạnh các chính sách như: Hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm, phát triển mô hình kinh tế phù hợp với địa phương; hướng dẫn kỹ thuật canh tác, chăn nuôi để nâng cao thu nhập cho người dân; đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông, trường học, trạm y tế để nâng cao chất lượng cuộc sống... giúp tăng tính bền vững, người dân có cuộc sống ổn định hơn, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.


Hộ nghèo xóm Tiềng, xã Bắc Phong (Cao Phong) được hỗ trợ làm nhà ở.

Đồng chí Bùi Văn Luyến, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Phó Trưởng BCĐ Chương trình XNT, NDN tỉnh cho biết: "Để hoàn thành mục tiêu XNT, NDN trước ngày 30/5/2025 theo Chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, MTTQ tỉnh tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo MTTQ các cấp tích cực tham mưu BCĐ tỉnh, huyện đẩy nhanh tiến độ giải ngân xây dựng, sửa chữa nhà ở. MTTQ các cấp cùng cấp ủy, chính quyền, ban, ngành thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Đồng thời, tiếp tục vận động cơ quan, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, người dân cùng vào cuộc, quyết tâm phấn đấu hoàn thành Chương trình theo đúng kế hoạch đề ra”.

Chương trình XNT, NDN thể hiện tính nhân văn, trách nhiệm của Đảng, chính quyền với nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ, là biểu tượng của sự đoàn kết. Càng ý nghĩa hơn nếu chương trình hoàn thành đúng kế hoạch vào ngày 30/5/2025 sẽ là dấu mốc ý nghĩa chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng. Giữa bộn bề công việc khi cả nước quyết liệt thực hiện chủ trương lớn về tinh giản biên chế, sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở vẫn nỗ lực hoàn thành Chương trình XNT, NDN như được cài đặt "mệnh lệnh từ trái tim”, lo cho người dân trước khi lo cho mình.

Hiện, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn hơn 6%, phấn đấu trong năm 2025 mức giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều là 1,28% theo Nghị quyết số 454/NQ-HĐND, ngày 6/12/2024 của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình năm 2025. Mỗi căn nhà được hoàn thành đồng nghĩa với việc một hộ nghèo có chỗ ở ổn định, không phải lo gánh nặng về nhà ở, yên tâm lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Việc tập trung XNT, NDN cũng duy trì và nâng cao tiêu chí về nhà ở trong bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, cụ thể hóa giấc mơ an cư cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

 

Hoàng Anh

Các tin khác


Nhớ mãi những bát cơm nóng từ bếp Hoàng Cầm

Đã 93 tuổi nhưng ông Nguyễn Văn Cóc (tổ 6, phường Kỳ Sơn, TP Hòa Bình) vẫn còn minh mẫn. Ông được tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Những ngày tháng Năm, ký ức năm tháng hào hùng lại trở về. Bên cạnh ký ức về những trận chiến, những hy sinh, gian khó, ông cũng không thể quên tinh thần đoàn kết, sự yêu thương, chăm sóc lẫn nhau của đồng đội trên chiến trường. Giản đơn như bát cơm nóng sau trận đánh cũng là bao nỗ lực của các chiến sỹ cấp dưỡng, nuôi quân.

Ký ức những cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trải qua hơn bảy thập kỷ, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ vẫn sống mãi trong lòng dân tộc như một bản hùng ca bất diệt. Những cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng trong họ vẫn còn sâu đậm những ký ức về những tháng ngày khốc liệt nhưng rất đỗi hào hùng khi được cống hiến tuổi xuân, máu xương, góp phần làm nên bản hùng ca của dân tộc.

OCOP Hòa Bình - đánh thức tinh hoa bản địa: Bài 2 - Bệ đỡ chính sách cho những ngôi sao OCOP

"Đằng sau mỗi sản phẩm được gắn sao là cả một hệ thống hỗ trợ vận hành âm thầm: cán bộ kỹ thuật về tận thôn, xóm; chuyên gia đồng hành cùng hợp tác xã; hội chợ kết nối, sàn thương mại điện tử mở đường cho đặc sản nông thôn ra thị trường lớn. OCOP không thể đi xa nếu không có những chính sách đi trước một bước”- đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường khẳng định.

OCOP Hòa Bình - đánh thức tinh hoa bản địa: Bài 1 - Đưa đặc sản bản địa bước vào quy trình quốc gia

Hòa Bình bước vào Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) năm 2019 với tâm thế không chỉ là "một tỉnh miền núi làm theo chủ trương lớn”, mà như một cuộc tìm kiếm và đánh thức những giá trị lâu đời vẫn ẩn sâu trong mỗi bản làng, cánh đồng, triền núi. Sau 5 năm nhìn lại, OCOP ở Hòa Bình không chỉ là những con số tăng trưởng về sản phẩm, số sao hay doanh thu. Đó còn là sự thay đổi trong tư duy sản xuất, là sự trở mình của các hợp tác xã, hộ gia đình, là cách chính quyền địa phương đồng hành và "cầm tay chỉ việc” với người dân. Là những giá trị văn hóa được giữ lại trên hành trình phát triển.

Thành phố Hòa Bình - nơi ánh sáng bắt đầu và niềm tin ở lại

Sau ngày toàn thắng 30/4/1975, cả dân tộc bước vào trận tuyến mới - dựng xây hoà bình, kiến thiết đất nước bằng những công trình mang vóc dáng thế kỷ. Trên con sông Đà hung dữ, hơn 30 nghìn kỹ sư, lính công binh cùng những công nhân xây dựng đã đánh vật với đá núi, với cuồn cuộn nước lũ… để rồi viết nên kỳ tích: Thủy điện Hòa Bình - công trình lớn nhất Đông Nam Á thời bấy giờ chính thức phát điện, thắp sáng miền Bắc, mở ra kỷ nguyên mới cho công cuộc công nghiệp hóa.

Dặm dài tìm tên người nằm xuống vì Tổ quốc

538 liệt sĩ được xác định lại nơi hy sinh. 246 ngôi mộ phát hiện sai sót thông tin. 187 người lính được trả lại đúng tên, đúng quê hương và 153 bộ hài cốt đã được đưa về đất mẹ. Trong hành trình một thập kỷ của ông Nguyễn Tiến Lợi - người cựu công an mang biệt danh "Người tìm kim” từng con số là từng nỗi trăn trở, từng lần lật hồ sơ, từng giọt nước mắt thân nhân và từng bước chân lặng lẽ giữa những nghĩa trang dọc dài đất nước. Ông không làm nghề. Ông sống một sứ mệnh: lần theo từng dấu vết mờ phai để trả tên cho những người nằm xuống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục