Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 với các giải pháp, bước đi phù hợp, Huyện ủy Lạc Sơn ban hành loạt nghị quyết chuyên đề nhằm thúc đẩy thực hiện các đột phá chiến lược, đồng thời góp phần tạo chuyển biến sắc nét, toàn diện cho bức tranh kinh tế - xã hội của địa phương.


Công ty cổ phần Tập đoàn Hồ Gươm - chi nhánh Lạc Sơn hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, tạo việc làm cho 500 lao động.

Trước đây, huyện Lạc Sơn được coi là "vùng trũng” thu hút đầu tư (THĐT) của tỉnh. Là địa phương có diện tích đất đai, tài nguyên, dân số và nguồn nhân lực đứng thứ 2 của tỉnh, nhưng số doanh nghiệp, dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh - bộ phận cấu thành nền kinh tế, tạo tăng trưởng kinh tế, việc làm, thu nhập và thu ngân sách rất khiêm tốn, số dự án đi vào hoạt động chỉ "đếm trên đầu ngón tay”.

Cùng với việc chỉ ra những hạn chế, khả năng và nắm bắt cơ hội, Huyện ủy Lạc Sơn đã ban hành 2 nghị quyết chuyên đề cùng ngày 26/7/2021, gồm: Nghị quyết số 02-NQ/HU về tăng cường công tác quản lý đất đai và giải phóng mặt bằng (GPMB); Nghị quyết số 03-NQ/HU về THĐT.

Tạo mặt bằng sạch để thu hút nhà đầu tư

Để các dự án sớm được hiện thực hóa và xúc tiến triển khai, công tác GPMB là "điểm nghẽn” đầu tiên, khó nhất cần tháo gỡ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Thực tiễn trước đó, công tác quy hoạch, lập quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện chất lượng chưa cao. Ở nhiều nơi còn xảy ra tình trạng đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, lấn chiếm, khiếu kiện về đất đai, mua bán đất trái phép, đẩy giá đất lên cao ở vùng có dự án hoặc quy hoạch đất thương mại, dịch vụ, công nghiệp, đô thị… Kéo theo đó là khó khăn trong công tác GPMB. Đồng chí Bùi Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn cho biết: Cùng với việc thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/HU, huyện xác định công tác quản lý đất đai, GPMB, bao gồm GPMB cho dự án đầu tư công và dự án của các nhà đầu tư là nhiệm vụ trọng tâm, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền và của cả hệ thống chính trị. GPMB tốt là cơ sở để tạo ra quỹ đất sạch cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, giúp nhà đầu tư có mặt bằng đề  triển khai dự án, tạo niềm tin cho nhà đầu tư.

Thời gian qua, việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, tổ chức và nhân dân về quản lý đất đai, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất được huyện tăng cường. Vai trò của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong tuyên truyền, giám sát việc quản lý đất đai, thực hiện bồi thường, GPMB, tạo sự đồng thuận trong nhân dân được phát huy.

Huyện tập trung chỉ đạo giải quyết nhanh thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, thu hồi đất, bồi thường GPMB; huy động nguồn lực, bố trí kinh phí đáp ứng đủ nhu cầu chi trả bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất. Công tác tái định cư đi trước một bước, chuẩn bị sẵn quỹ đất tái định cư, xây dựng hạ tầng khu tái định cư hợp lý, phù hợp với phong tục tập quán, điều kiện kinh tế của người dân. Mặt khác, cấp ủy, chính quyền chủ động tiếp xúc, đối thoại với người dân để tuyên truyền, giải thích, giải quyết các tranh chấp, khó khăn, vướng mắc trong quản lý đất đai, GPMB, nhất là các tranh chấp, vướng mắc trong GPMB có tính chất phức tạp, nhạy cảm.

Cùng với đó, Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo xây dựng kế hoạch GPMB cho từng dự án. Người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền xã, thị trấn, cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm trực tiếp với Huyện uỷ, UBND huyện về tiến độ GPMB các dự án đầu tư. Thường trực Huyện ủy luôn bám sát tình hình, nắm bắt những kiến nghị, khó khăn để chỉ đạo giải pháp hỗ trợ các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư triển khai thuận lợi, hiệu quả.  

Đến năm 2024, UBND huyện đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất phối hợp xã Yên Nghiệp, Nhân Nghĩa hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện GPMB cho 3 dự án: nhà máy may Hồ Gươm - chi nhánh Yên Nghiệp, cửa hàng xăng dầu Đại An - xã Yên Nghiệp; nhà máy gỗ Quang Vinh - xã Nhân Nghĩa, với tổng diện tích thỏa thuận 28.684,5m2.

Khởi sắc thu hút đầu tư

Không những giải quyết được khâu khó nhất, bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư, huyện Lạc Sơn luôn sẵn sàng, đồng hành cùng nhà đầu tư tháo gỡ mọi thủ tục vướng mắc khác. Nhờ đó, huyện thu hút được nhiều doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển công nghiệp trên địa bàn.

Giải pháp hiệu quả trong THĐT là kêu gọi, xúc tiến đầu tư, trong đó ưu tiên tiếp xúc trực tiếp, vận động, kêu gọi nhà đầu tư chiến lược. Huyện cũng tăng cường nắm bắt thông tin, lựa chọn các nhà đầu tư có năng lực, giúp nhà đầu tư khảo sát, tìm hiểu tài nguyên thiên nhiên, đất đai, hỗ trợ giải quyết thủ tục đầu tư. Đặc biệt, huyện hỗ trợ trong việc thỏa thuận GPMB với các cá nhân, tổ chức, đảm bảo nhà đầu tư có mặt bằng nhanh nhất trên cơ sở đồng thuận giữa các bên. Đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, mở mang các tuyến đường giao thông và hạ tầng khác phục vụ THĐT...

Đến nay, trên địa bàn huyện Lạc Sơn đã thu hút được 36 dự án, gồm 2 dự án đầu tư nước ngoài, 34 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 11.792,4 tỷ đồng, tổng diện tích đất thực hiện 727,4ha. Trên địa bàn có 146 doanh nghiệp đang hoạt động. So với đầu nhiệm kỳ, huyện tăng thêm 13 dự án đầu tư, trong đó có một số dự án lớn, trọng điểm của tỉnh như: khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng khoáng nóng cao cấp Hồ Khả, tổng mức đầu tư 2.627,9 tỷ đồng, diện tích đất 85,22ha; khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp Đồi Thung, tổng mức đầu tư 5.306,7 tỷ đồng, diện tích đất 186,36ha của nhà đầu tư Công ty TNHH Mặt Trời Hòa Bình. Các dự án đi vào hoạt động giải quyết nhiều việc làm cho lao động địa phương như: Nhà máy sản xuất giầy da Thiên Diệu tại xã Ân Nghĩa; Nhà máy giầy da Yaeh Way tại xã Thượng Cốc; Nhà máy may Toàn Cầu Hà Nội tại xã Yên Nghiệp… Kết hợp với nội lực địa phương, THĐT đã góp phần quan trọng đẩy mạnh tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng thu ngân sách, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn.
(Còn nữa)


Bùi Minh

Các tin khác


Sống mãi ký ức Điện Biên Phủ

Năm nay dù đã hơn 90 tuổi, nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công vào Đồi A1 ở chiến trường Điện Biên Phủ cách đây hơn 70 năm, đôi mắt của người chiến sỹ Điện Biên Mai Đại Xá ở số nhà 01, tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hoà Bình) bỗng trở nên mạnh mẽ như có lửa...

Nhớ mãi những bát cơm nóng từ bếp Hoàng Cầm

Đã 93 tuổi nhưng ông Nguyễn Văn Cóc (tổ 6, phường Kỳ Sơn, TP Hòa Bình) vẫn còn minh mẫn. Ông được tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Những ngày tháng Năm, ký ức năm tháng hào hùng lại trở về. Bên cạnh ký ức về những trận chiến, những hy sinh, gian khó, ông cũng không thể quên tinh thần đoàn kết, sự yêu thương, chăm sóc lẫn nhau của đồng đội trên chiến trường. Giản đơn như bát cơm nóng sau trận đánh cũng là bao nỗ lực của các chiến sỹ cấp dưỡng, nuôi quân.

Ký ức những cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trải qua hơn bảy thập kỷ, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ vẫn sống mãi trong lòng dân tộc như một bản hùng ca bất diệt. Những cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng trong họ vẫn còn sâu đậm những ký ức về những tháng ngày khốc liệt nhưng rất đỗi hào hùng khi được cống hiến tuổi xuân, máu xương, góp phần làm nên bản hùng ca của dân tộc.

OCOP Hòa Bình - đánh thức tinh hoa bản địa: Bài 2 - Bệ đỡ chính sách cho những ngôi sao OCOP

"Đằng sau mỗi sản phẩm được gắn sao là cả một hệ thống hỗ trợ vận hành âm thầm: cán bộ kỹ thuật về tận thôn, xóm; chuyên gia đồng hành cùng hợp tác xã; hội chợ kết nối, sàn thương mại điện tử mở đường cho đặc sản nông thôn ra thị trường lớn. OCOP không thể đi xa nếu không có những chính sách đi trước một bước”- đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường khẳng định.

OCOP Hòa Bình - đánh thức tinh hoa bản địa: Bài 1 - Đưa đặc sản bản địa bước vào quy trình quốc gia

Hòa Bình bước vào Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) năm 2019 với tâm thế không chỉ là "một tỉnh miền núi làm theo chủ trương lớn”, mà như một cuộc tìm kiếm và đánh thức những giá trị lâu đời vẫn ẩn sâu trong mỗi bản làng, cánh đồng, triền núi. Sau 5 năm nhìn lại, OCOP ở Hòa Bình không chỉ là những con số tăng trưởng về sản phẩm, số sao hay doanh thu. Đó còn là sự thay đổi trong tư duy sản xuất, là sự trở mình của các hợp tác xã, hộ gia đình, là cách chính quyền địa phương đồng hành và "cầm tay chỉ việc” với người dân. Là những giá trị văn hóa được giữ lại trên hành trình phát triển.

Thành phố Hòa Bình - nơi ánh sáng bắt đầu và niềm tin ở lại

Sau ngày toàn thắng 30/4/1975, cả dân tộc bước vào trận tuyến mới - dựng xây hoà bình, kiến thiết đất nước bằng những công trình mang vóc dáng thế kỷ. Trên con sông Đà hung dữ, hơn 30 nghìn kỹ sư, lính công binh cùng những công nhân xây dựng đã đánh vật với đá núi, với cuồn cuộn nước lũ… để rồi viết nên kỳ tích: Thủy điện Hòa Bình - công trình lớn nhất Đông Nam Á thời bấy giờ chính thức phát điện, thắp sáng miền Bắc, mở ra kỷ nguyên mới cho công cuộc công nghiệp hóa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục