Thiếu tá Nông Văn Hòa, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Đàm Thủy giới thiệu với đoàn công tác các Báo về quá trình cắm cột mốc 836 theo Hiệp định phân giới cắm mốc tại thác Bản Giốc.

Thiếu tá Nông Văn Hòa, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Đàm Thủy giới thiệu với đoàn công tác các Báo về quá trình cắm cột mốc 836 theo Hiệp định phân giới cắm mốc tại thác Bản Giốc.

(HBĐT) - Ít nhiều cũng đôi ba lần chúng tôi có dịp được đến vùng biên với cảm giác hoang hoải buồn trên những cánh hoa sim tím biếc. Trong chuyến đi về Đồn biên phòng (BP) Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng), trong thâm tâm chúng tôi vẫn nghĩ và nhớ về những chiều biên giới mênh mông buồn. Nhưng thực tế lại không như những gì mà chúng tôi vẫn tưởng tượng trên suốt chặng đường gần 100 km từ thành phố Cao Bằng về Trùng Khánh...

 

Một chút tâm tình bên dòng Quây Sơn

 

Thực tình, chúng tôi chẳng hiểu Quây Sơn theo lý giải của đồng bào dân tộc Tày, Nùng ở Trùng Khánh có nghĩa là gì. Chúng tôi cũng chẳng có nhiều thời gian để tìm hiểu xem dòng Quây Sơn nó bắt nguồn từ đâu và chảy đi đâu. Nhưng chúng tôi lại thích dòng sông chảy dọc theo vùng biên giới Việt - Trung thuộc đất Trùng Khánh này bởi, vượt qua những ghềnh đá, dòng Quây Sơn đã tạo cho mình kỳ quan đặc trưng, trở thành biểu tượng của tỉnh Cao Bằng đó là thác Bản Giốc. ở đây, chúng tôi xin mạn phép không nói nhiều đến vẻ đẹp, sự hùng vĩ của con thác nơi biên cương địa đầu tổ quốc này. Vì có nói, có tả cũng chẳng thể nói hết được vẻ đẹp đầy mê hoặc của dòng thác, chúng tôi chỉ muốn ghi lại  những câu chuyện của người lính BP nơi đây và về cột mốc ở 2 bên bờ dòng nước Quây Sơn đang thực hiện cái sứ mệnh là biên giới (BG) tự nhiên giữa 2 nước Việt Nam - Trung Quốc.

 

Đến thác Bản Giốc, phải nói rằng chúng tôi may mắn hơn những đoàn khách du lịch trước đó vì được chính thiếu tá Nông Văn Hòa, chính trị viên phó Đồn BP Đàm Thủy - đơn vị phụ trách trạm kiểm soát BP thác Bản Giốc giới thiệu, chỉ dẫn về đặc trưng địa lý khu vực thác Bản Giốc và cách tính phân định đường BG Việt - Trung theo Hiệp định phân định biên giới giữa 2 nước ký kết năm 1999 và cả quá trình cắm cột mốc 836 - cột mốc BG trên bộ cuối cùng trên toàn tuyến biên giới Việt - Trung ở 2 bên bờ sông Quây Sơn (theo quy định phân giới cắm mốc khi lấy dòng chảy của sông hoặc suối làm biên giới tự nhiên giữa 2 nước, tại khu vực đó sẽ cắm cột mốc đôi, cột số chẵn (ví dụ 836 (2) thuộc về Việt Nam và cột số lẻ (ví dụ 836 (1) của Trung Quốc). Theo thiếu tá Nông Văn Hòa, sau khi hoàn thành xong việc phân định, cắm mốc BG trên bộ, nhiều người vẫn lầm tưởng và có hiểu nhầm đáng tiếc là toàn bộ thác Bản Giốc của ta nay đã thuộc về Trung Quốc. Nhưng thực tế không phải như vậy, trong quá trình đàm phán để phân định ta đã giữ lại được phần lớn thác, phần của ta như các anh nhìn thấy, đó là phần đẹp nhất. Theo phân giới, phía Trung Quốc chỉ có được 1/3 thác. Đến thời điểm này, chúng ta đang có những động thái tích cực đầu tư xây dựng để biến thác Bản Giốc trở thành điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Cao Bằng.

 

Thêm một điều nữa, thiếu tá Nông Văn Hòa chia sẻ: trong quá trình thực hiện Hiệp định phân định BG trên bộ toàn tuyến biên giới Việt - Trung, việc thống nhất phân định BG tại thác Bản Giốc là phức tạp, kéo dài nhất. Đây cũng chính là cột mốc trên bộ cuối cùng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nó được cắm xong vào hồi 10h ngày 14/1/2009, cho dù cột mốc này được làm để chuẩn bị sẵn sàng cho việc cắm mốc từ năm 2001.

 

“Thú thực là từ khi cột mốc cuối cùng ở thác Bản Giốc được cắm xong, anh em chúng tôi không còn phải vất vả trong việc đối phó, ngăn chặn tình trạng di chuyển cột mốc, lấn đất từ phía bên kia BG. Cùng với đó, tình hình an ninh biên giới cũng đã ổn định hơn” - thượng úy Nông Việt Cường, Đội trưởng Đội quản lý hành chính Đồn BP Đàm Thủy chia sẻ.

 

 

Màu xanh áo lính nơi biên cương

 

Có thể nói, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng trong suốt những năm qua, với tinh thần trách nhiệm, cảnh giác trước mọi âm mưu xâm lấn nên CBCS đồn BP Đàm Thủy đã luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong việc quản lý BG, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Đại úy Lương Tuấn Long, chính trị viên đồn BP Đàm Thủy cho biết: Đồn BP Đàm Thủy được thành lập ngày 23/12/1977 có nhiệm vụ quản lý và bảo vệ tuyến BG dài 18,5 km. Trong đó có 17,388 km trên đất liền và 1,162 km BG trên sông với 60 vị trí mốc, trong đó có 58 mốc đơn, 2 mốc đôi. Trong số đó lại được chia ra với 26 mốc chính và 34 mốc phụ. Tuyến BG do Đồn quản lý tiếp giáp đối diện là 2 huyện Tịnh Tây và Đại Tân, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Theo thiếu úy Kiều Xuân Tưởng, cán bộ Đồn BP Đàm Thủy, tuy tuyến BG do đơn vị quản lý có chiều dài chỉ 18,6 km nhưng trên thực tế để đi hết tuyến đường tuần tra phải mất 1 tuần. Đường biên chủ yếu là dốc đá dựng đứng, cheo leo. Có những điểm cột mốc BG được đặt trên đỉnh núi lại cách xa nhau nên cả ngày giỏi lắm cũng chỉ đi được 2 cột mốc.

 

Đó là những khó khăn về mặt khách quan do điều kiện tự nhiên mang lại nên cũng dễ hiểu đó chưa bao giờ là điều để CBCS đồn BP Đàm Thủy phải lưu tâm. Điều đáng lưu tâm, theo thiếu tá Nông Văn Hòa là cho dù công tác quản lý BG theo Hiệp định phân giới cắm mốc nhưng tình hình BG có lúc, có nơi chưa thật ổn định. Phía đối diện vẫn còn có các hoạt động vi phạm chủ quyền như tuần tra vượt sang lãnh thổ của ta, phá hoại hoa màu của nhân dân ở khu vực BG; khoan lỗ, nổ mìn, làm đường tuần tra BG, xây bậc tam cấp ở khu vực hạ lưu thác Bản Giốc mà không thông báo cho ta. Ngoài ra, tình hình hoạt động của các loại tội phạm vẫn còn diễn biến phức tạp như hoạt động mua bán, tàng trữ, sử dụng các chất ma túy, buôn bán vũ khí quân dụng, lưu hành tiền giả, vật liệu nổ, tranh chấp đất đai; thu gom khai thác, vận chuyển quặng trái phép vẫn diễn ra. Trước những diễn biến phức tạp đó, Đảng ủy, chỉ huy Đồn BP Đàm Thủy đã không ngừng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nâng cao ý thức về bảo vệ mốc quốc giới. Đồng thời, tích cực tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở; tham gia vận động, trực tiếp giúp đỡ với phương châm cùng ăn, cùng ở, cùng làm với người dân nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất, thâm canh tăng vụ, đưa các giống lúa, ngô mới có năng suất cao vào sản xuất một cách hiệu quả. Qua đó đã góp phần ổn định đời sống người dân, từng bước xóa đói - giảm nghèo cho người dân nơi biên cương. Theo đại úy Lương Tuấn Long, chính trị viên Đồn BP Đàm Thủy, chính từ những việc làm, hành động cụ thể đó đã từng bước nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân về việc bảo vệ mốc giới quốc gia và tích cực, nhiệt tình tham gia phối hợp cùng bộ đội BP tổ chức đấu tranh chống lấn chiếm BG; phát hiện và báo cáo kịp thời các vụ vi phạm chủ quyền của phía Trung Quốc. Trong những năm qua, quần chúng nhân dân đã cung cấp cho Đồn và địa phương 475 nguồn tin có giá trị, trong đó có 187 nguồn tin liên quan đến chủ quyền BG quốc gia; phối hợp tuần tra 29 lần với 117 lượt người tham gia. Tổ chức phối hợp sử dụng lực lượng dân quân thường trực bảo vệ khu vực mốc BG để đấu tranh trực diện trên thực địa khi có các hoạt động vi phạm chủ quyền của phía Trung Quốc trong quá trình làm đường tuần tra BG.

 

Song song với đó, CBCS Đồn BP Đàm Thủy cũng đã tích cực, chủ động đấu tranh phòng - chống tội phạm, giữ gìn ANTT như khi chúng tôi đến, đại úy Lương Tuấn Long đã “khoe”: anh em trong đội tuần tra vũ trang vừa bắt được 2 đối tượng đang trên đường vận chuyển 2 bánh hêrôin từ Việt Nam qua bên kia BG để tiêu thụ. Sau khi hoàn thành thủ tục cần thiết, các đối tượng đã được đích thân thượng tá Luân Ngọc Cầu, Đồn trưởng áp giải về tỉnh giao cho cơ quan chức năng xử lý. Đấy chỉ là một trong số nhiều vụ việc liên quan đến công tác đảm bảo ANTT được giải quyết như trong năm 2012, Đồn đã bắt và khởi tố 15 vụ với 20 đối tượng có hành vi mua bán trái phép chất ma túy, thu hơn 1 bánh hêrôin; bắt, xử lý 1 vụ, 2 đối tượng vượt biên trái phép; phát hiện, xử lý 5 vụ với 21 đối tượng người Trung Quốc nhập cảnh trái phép... Đặc biệt, ngày 27/6/2012, CBCS đồn BP Đàm Thủy đã phối hợp với CBCS Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an tỉnh Hòa Bình bắt khẩn cấp đối tượng Hoàng Văn Khầu, sinh năm 1987, trú tại xã Minh Long, huyện Hạ Lang (Cao Bằng) là một mắt xích quan trọng trong đường dây mua bán trái phép chất ma túy với số lượng lớn bị lực lượng Công an tỉnh Hòa Bình bóc gỡ, đấu tranh triệt phá.

 

Có thể nói, những người lính mang quân hàm xanh đã và đang trở thành một điểm tựa vững chắc trên dải đất biên cương. Cùng với màu xanh áo lính là một màu xanh no ấm đang dần hiện hữu trên vùng đất này. “Đời sống người dân vùng biên viễn từng bước được nâng cao cũng chính là điểm tựa để cho anh em chúng tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh BG quốc gia” - thiếu tá Nông Văn Hòa chia sẻ.

 

(Còn nữa)

 

Bài 4: Điểm khởi đầu của 2 tuyến giao thông huyết mạch

 

 

 

                                                                            Mạnh Hùng

 

Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục