Gia đình Phạm Thị Sinh, thôn  Hồng Thái 2, xã Tân Cương (TP Thái Nguyên) thu hoạch chè.

Gia đình Phạm Thị Sinh, thôn Hồng Thái 2, xã Tân Cương (TP Thái Nguyên) thu hoạch chè.

(HBĐT) - Về Thái Nguyên, chúng tôi thực sự ấn tượng với những đồi chè, những xưởng chế biến chè của "Thủ đô gió ngàn" một thương hiệu chè nổi tiếng được trồng ở mảnh đất Tân Cương, nổi danh cả nước và là niềm tự hào của đất chè Thái Nguyên với bạn bè trong nước và quốc tế.

 

Nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 13 km về phía tây, Tân Cương là vùng đất bán sơn địa với cảnh quan bình yên, hấp dẫn. Đến đây, vào bất kỳ thời điểm nào ta cũng không khỏi ngỡ ngàng trước tấm thảm xanh mướt dệt lên từ những chiếc “bát úp” xếp hàng thẳng tắp của những nương chè.  Chè Tân Cương có vị thơm tự nhiên của hương cốm, đậm đà bởi vị ngọt chát thanh tao. Vùng chè Tân Cương có diện tích gần 1.300 ha,  trong đó có hơn 1.100 ha đã cho thu hoạch, năng suất bình quân ước đạt 150 tạ/ha. Tại đây, các mô hình Hợp tác xã chè hoạt động có hiệu quả, nhiều loại chè chất lượng cao được bán ra thị trường như: chè búp đặc biệt, chè tôm nõn, chè đinh…Sản phẩm trà Tân Cương đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới và được nhiều người ưa chuộng.

 

Chuyện trò với chúng tôi, vợ chồng anh Trần Văn Thái một trong những hộ được mệnh danh là “Nghệ nhân sao chè” ở xóm Hồng Thái 2, xã Tân Cương cho biết: Ở Tân Cương, gia đình nào cũng có vườn chè, ít thì 400-500 m2, nhiều thì vài, ba ha. Chè Tân Cương nói riêng và chè Thái Nguyên nói chung giữ được thương hiệu, đứng vững trên thị trường bởi  đất đai, khí hậu ở đây phù hợp với cây chè, tạo được loại chè ngon, lại được sản xuất an toàn theo quy trình Vietgap. Từ quy trình sản xuất này, người dân đã ứng dụng thuần thục kỹ thuật mới từ khâu chăm sóc đến thu hái, bảo quản sản phẩm.

 

Đưa chúng tôi ra nương chè, chị Phạm Thị Sinh giới thiệu: Gia đình tôi có gần 1ha chè với hai  loại chè trung du và chè Keo Tích Lan (loại giống mới), mỗi năm thu hoạch từ 8 - 9 lứa, mỗi lứa thu hoạch khoảng 1tạ.  Về giá cả tại thời điểm này giá chè được bán khoảng từ 250.000 - 600.000 đồng/kg, cũng có thể chè đến 2 - 3 triệu đồng/kg đó là chè đinh, loại chè này là chè loại một chỉ khi có khách đặt hàng mới làm vì giá thành khá cao. Do khi hái khoảng 30 kg chè “ loại một tôm, hai lá” mới có được khoảng 3 - 4 kg chè đinh. Để có được chè ngon phụ thuộc vào nhiều yếu tố là khí hậu thổ nhưỡng, chè phải được hái từ rất sớm,  phải dựng bằng sọt tre. Hái chè cũng phải đúng cách “một tôm hai lá, một cá hai chừa” để lấy được phần ngon nhất của búp chè. Một khâu quan trọng nữa búp chè hái về phải chế biến ngay theo đúng quy trình kỹ thuật. Bởi vậy, không chỉ chế biến chè do gia đình mình ươm trồng, xưởng sao chè của gia đình anh Thái còn là điểm tiêu thụ chè nguyên liệu cho hàng chục hộ dân trong xã.

 

Năm 2012, với tài trợ của cơ quan hỗ trợ phát triển quốc tế CIDA, “Làng văn hóa du lịch cộng đồng Tân Cương” được xây dựng. Hơn 3 năm qua, vùng chè Tân Cương đã  tiếp đón hàng nghìn lượt du khách trong nước và quốc tế đến cùng trải nghiệm với nông dân về cách trồng, thu hái và chế biến chè.

 

Thái Nguyên là vùng chè trọng điểm của cả nước với diện tích chè hơn 20.000 ha, trong đó có hơn 18.000 ha chè kinh doanh, năng suất đạt 107 tạ/ha, sản lượng đạt hơn 193.000 tấn. Xác định chè là cây trồng mũi nhọn, những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều biện pháp để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè, trong đó có việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap). Đến nay có hơn 80% diện tích chè tại các vùng sản xuất chè tập trung  trong tỉnh đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo hướng VietGap. Năm 2006, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, các thương hiệu chè được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể gồm “Chè Thái Nguyên”, “chè La Bằng”, “chè Trại Cài”, “chè Vô Tranh” và “chè Phổ Yên”. Đặc biệt, năm 2017, sản phẩm “chè Tân Cương” đã được bảo hộ chỉ dẫn địa và các xã  Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu thuộc thành phố Thái Nguyên là vùng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.

 

Từ năm năm 2011, hai năm 1 lần tỉnh Thái Nguyên lại tổ chức Festival Trà Thái Nguyên - Việt Nam  và thông qua làm du lịch, xây dựng phòng trưng bày sản phẩm tại trung tâm xã nên việc mở rộng thị trường tiêu thụ chè  thuận lợi hơn .

 

Từ trồng chè, chế biến chè, người dân ở vùng chè Tân Cương  đều có cuộc sống ấm no, có của ăn, của để và ngày càng giàu có, sung túc. Để có được điều đó không chỉ có thiên nhiên ưu đãi, kỹ thuật, kinh nghiệm trong chăm sóc, thu hoạch, chế biến mà còn phải đẩy mạnh giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá...đó là những điều kiện để hương chè Tân Cương ngàycàng lan tỏa, bay xa

 

 

Đức Phượng

 

 

 

 .

Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục